Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Các nhà đầu tư tại những quốc gia thiếu đất canh tác đang lợi dụng kẽ hở pháp lý tại nước nghèo để mua đất nông nghiệp giá rẻ, với những lời hứa hão về công ăn việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. Đó là cảnh báo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong một dự thảo báo cáo dự kiến được công bố trong tháng 8 này.

 

Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Cuối tháng 7 vừa qua, một số thông tin của bản báo cáo có tên “Cuộc chạy đua tìm đất toàn cầu: Liệu có mang lại lợi ích bền vững và hợp lý?” đã bị rò rỉ. Thông tin trên đã được một số tờ báo trích dẫn và đánh giá là bản phân tích toàn diện về vấn đề “thao túng đất nông nghiệp”, hay như nhiều chuyên gia vẫn gọi là chính sách “bóc lột đất đai” hoặc “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”.

Tờ Financial Times (FT) của Anh mới đây cho biết, giới đầu tư đặc biệt tập trung vào các nước có sự quản lý đất đai yếu kém. Mặc dù trong thỏa thuận cam kết sẽ tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng, song “các nhà đầu tư đã không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, nhiều thỏa thuận thuê đất “có mức giá đền bù chính thức rất thấp”, khiến đầu cơ trở thành động lực chính của các vụ mua bán, chứ không phải để phát triển nông nghiệp.

Xu hướng “thao túng đất nông nghiệp” được biết đến rộng rãi sau khi tập đoàn Daewoo Logistics của Hàn Quốc tìm cách mua lại một diện tích đất lớn ở Madagascar với giá rất thấp vào năm 2008, với những cam kết đầu tư không rõ ràng. Thỏa thuận này đã góp phần vào một cuộc đảo chính sau đó ở quốc gia châu Phi này. Hiện tại, với nguồn lợi không nhỏ từ xuất khẩu dầu mỏ, Saudi Arabia đang nhắm đến các vùng đất nông nghiệp ở Sudan, Ukraine, Pakistan, Thái Lan để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nhằm xuất khẩu ngược lương thực về quê nhà. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) quan tâm đến Sudan, Kazakhstan; Hàn Quốc hướng sự tập trung về Mông Cổ, Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đông Nam Á…

Khổ dân bản địa

Báo cáo của WB cũng cho biết, chỉ một số ít trường hợp thu hồi đất thành công, chủ yếu là ở Mỹ Latinh và Tanzania, còn bức tranh chung vẫn là “bóc lột đất đai”. Một số nước còn lấy cả đất canh tác thuộc tiêu chuẩn của người dân địa phương để giao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Sudan đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, nhưng vẫn “cắt” gần 4 triệu ha đất nông nghiệp cho các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc lương thực ở Sudan sẽ xuất về các nước giàu, trong khi theo thống kê của LHQ, 5,6 triệu người dân nước này phải đối mặt với nạn đói.

Báo cáo của WB cho biết “số liệu chính thức của một số nước cho thấy, nhiều thương vụ quy mô lớn, bao gồm vụ giao 3,9 triệu ha đất ở Sudan và 1,2 triệu ha ở Ethiopia từ 2004-2009”.

Báo cáo cho rằng, nhu cầu về đất nông nghiệp chưa thể dừng lại do nhu cầu và giá cả hàng hóa tăng cao. Khi được công bố vào tháng 8 này, WB tin rằng nó sẽ gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng các nước giàu vẫn tiếp tục thao túng đất đai ở các nước đang phát triển với mục đích mang lại nguồn lợi cho riêng họ, bất chấp những thiệt hại cho các nước nghèo.

 

                                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục