Ngày 1/8 đánh dấu chấm dứt sứ mệnh của binh sỹ Hà Lan tại Afghanistan sau bốn năm chinh chiến. Một quan chức của Đại sứ quán Hà Lan tại Kabul khẳng định một buổi lễ nhỏ "chuyển giao quyền chỉ huy" đã diễn ra tại căn cứ quân sự chính ở tỉnh Uruzgan miền Trung Afghanistan, nơi đồn trú của phần lớn trong số 1.950 binh sỹ Hà Lan triển khai tại quốc gia Nam Á này.

Binh sỹ Hà Lan bắt đầu được điều đến Afghanistan từ năm 2006 dưới sự chỉ huy của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cho đến nay đã có 24 binh sỹ tử nạn tại chiến trường này.

Đề nghị của NATO muốn Hà Lan tăng quân đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi chính trị dẫn đến sự sụp đổ của Chính phủ Hà Lan hồi tháng Hai và sau đó Hà Lan tuyên bố rút quân.

Theo lời một quan chức ngoại giao nước này, toàn bộ binh sỹ Hà Lan sẽ trở về nước vào tháng 9, trong khi phần lớn thiết bị quân sự, bao gồm bốn máy bay chiến đấu F-16, ba máy bay Chinook và năm máy bay trực thăng Apache sẽ được đưa về nước vào cuối năm nay.

NATO và Mỹ hiện có 150.000 quân ở Afghanistan nhưng việc binh sỹ nước ngoài tử nạn ngày càng nhiều ở chiến trường này đã chất thêm sức ép chính trị lên cả Mỹ và các đồng minh trong khi các cử tri ngày càng tỏ sự bất bình với sự đổ máu của con em họ cho cuộc chiến.

Theo số liệu của hãng tin Pháp AFP, từ đầu năm đến nay đã có 408 binh sỹ nước ngoài thiệt mạng tại Afghanistan, trong đó tháng 7 là tháng đẫm máu nhất với
lực lượng Mỹ với 66 binh sỹ thiệt mạng.

Sau Hà Lan, Canada dự kiến rút toàn bộ lực lượng khoảng 2.800 quân vào năm tới, trong khi Anh và Mỹ đã tỏ tín hiệu rút một số quân trong năm 2011 với mục tiêu tổng thể là chấm dứt sứ mệnh chiến đấu tại nước này vào năm 2014.

Các lực lượng Hà Lan sẽ được thay thế bằng một lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu bao gồm binh sỹ các nước Australia, Slovakia và Singapore.

Trong một diễn biến liên quan, một quan chức Bộ Nội vụ Afghanistan cho biết trong tháng 7 xảy ra 765 vụ tấn công khủng bố làm 270 dân thường nước này thiệt mạng, 588 người bị thương.

Các vụ xung đột do phiến quân
Taliban giật dây ở nước này từ đầu năm đến nay đã cướp đi sinh mạng hơn 1.100 người và hơn hơn 1.300 người bị thương./.

                                                                                  Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục