Các tài liệu ngoại giao của Mỹ do WikiLeaks tiết lộ với báo giới từ cuối tuần trước đến nay ngày càng gây bất bình cho lãnh đạo nhiều nước, từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Mỹ La-tinh. Các đồng minh của Mỹ thì đang ngày càng gặp rắc rối.

Dư luận thậm chí đánh giá rằng vụ “11/9” của ngành ngoại giao thế giới này chắc chắn sẽ được đề cập đến tại các hội nghị quốc tế sắp tới và tiếp tục gây xáo trộn cho bang giao quốc tế vì đã để lộ các toan tính thật sự đằng sau các ngôn từ ngoại giao.
 

Thủ tướng Nga Putin là người lên tiếng gay gắt về những chỉ trích của Mỹ mà WikiLeaks tiết lộ.
 
Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm qua đã phản đối gay gắt những lời chỉ trích của Mỹ đối với tình hình dân chủ tại nước này. Trong một công điện bị WikiLeaks tiết lộ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói rằng nền dân chủ của Nga “đã biến mất”.
 
Ông Putin đã lên tiếng trên đài truyền hình CNN của Mỹ, nói rằng Bộ trưởng Mỹ Robert Gates “nhầm lẫn lớn” khi nói rằng nước Nga bị mật vụ cai trị. Về những công điện bị lộ khác mô tả nước Nga “thực sự là một nhà nước mafia,” một nhà nước xã hội đen, và coi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chỉ là một vai phụ của ông Putin, ông Putin mô tả những lời nhận định này là hung hăng và trơ tráo.

Trước vụ này, quan hệ Nga và Mỹ được cho là đang tiến triển theo chiều hướng tốt. Chính quyền Obama đã bỏ rất nhiều công sức cho hiệp ước START, họ cũng bỏ rất nhiều công lao để vận động Nga hợp tác về phòng thủ phi đạn và vận động trong vấn đề Iran.

Nhiều nước đồng minh thân cận của Mỹ cũng ngày càng gặp rắc rối chẳng hạn như Anh quốc, vì theo các tài liệu mới được WikiLeaks công bố, tuy đã ký hiệp định cấm bom chùm, nhưng Londonn đã lại cho phép Mỹ tàng trữ các bom này trên lãnh thổ nước Anh.

Những tài liệu mà WikiLeaks đã và sẽ tiếp tục công bố đang gây xáo trộn càng nhiều cho bang giao quốc tế, vì những tài liệu này để lộ các toan tính thật sự đằng sau các ngôn từ ngoại giao.

Tại Thỗ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan rất giận dữ khi được biết ông bị tố cáo có những tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ. Còn chính phủ Bolivia đã phải vội cải chính, vì trong các bức điện ngoại giao của Mỹ, Tổng thống Evo Morales bị nghi là ung thư ở mũi. Tại Argentina, một bộ trưởng nước này cho rằng thật là “đáng xấu hổ” khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong một bức điện, đã yêu cầu các nhà ngoại giao tìm hiểm về sức khỏe tâm thần của nữ Tổng thống Cristina Kirchner. Rất may là bản thân bà Kirchner đã tế nhị không lên tiếng về điều này, để khỏi gây thêm khó xử cho Washington.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã ngay lập tức lên án Mỹ và yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ từ chức, thậm chí đề nghị nghiên cứu sự “cân bằng về tâm thần” của bà Clinton.

Các bức điện ngoại giao cũng cho thấy là Mỹ lo ngại trước quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Iran với Venezuela cũng như với Brazil và Bolivia, sợ rằng điều đó sẽ làm gia tăng sản lượng urani ở châu Mỹ Latin.

Từ Chủ nhật, WikiLeaks đã cung cấp cho 5 tờ báo lớn trên thế giới để họ đăng tải những tài liệu ngoại giao mật của Mỹ. Tổng cộng khoảng 250.000 tài liệu này đang tiếp tục được WakiLeaks công bố. Tổng thống Obama vừa chỉ định một chuyên gia về chống khủng bố, ông Russel Travers, đứng đầu một ủy ban để chuẩn bị và thực hiện những cải tổ cần thiết nhằm tránh tái diễn việc để lộ những tài liệu mật.

Hiện giờ, quân nhân Bradley Manning, một phân tích viên tình báo 23 tuổi, đã bị truy tố vì đã truy nạp hơn 150.000 bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng chính quyền Mỹ không nói rõ đó có phải là những tài liệu do WikiLeaks phát tán hay không.

Trong khi đó, báo giới cho rằng vụ bê bối này chắc chắn sẽ được đề cập đến tại hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ-bán đảo Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vào cuối tuần này tại Argentina. Hôm nay, tại diễn đàn về an ninh khu vực ở Bahrein, Ngoại trưởng Hillary sẽ phải đối đầu vớì nhiều quan chức các nước Ảrập, vốn rất khó chịu về nội dung các tài liệu ngoại giao bị tiết lộ. Đa số các nước trong vùng đều đã bác bỏ những tiết lộ của WikiLeaks, theo đó, những nước này đã ủng hộ giải pháp quân sự chống Iran, trong khi về mặt chính thức, họ kêu gọi một giải pháp hòa bình.

Tại hội nghị thưởng đỉnh Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu ở Kazakhstan, Ngoại trưởng Clinton cũng đã phải gặp để xoa dịu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, người mà theo tiết lộ của các tài liệu ngoại giao, đã bị Mỹ bí mật theo dõi.

                                                                                     Theo Dantrri

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục