Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 3-10/12 trên vùng biển phía nam quần đảo Nhật Bản.
Hôm nay, Nhật Bản và Mỹ bắt đầu loạt cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay, chủ yếu trong hải phận ngoài khơi duyên hải phía nam Nhật Bản, gần Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc đã lập tức lên tiếng phản đối động thái này.
Các cuộc tập trận diễn ra ở Biển Nhật Bản và gần đảo Okinawa trong 8 ngày, từ ngày 3-10/12. Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, mục đích của hoạt động này là kiềm chế không chỉ Triều Tiên mà cả nước đang tích cực phô trương sức mạnh hải quân trong khu vực.
“Cuộc tập trận để kỷ niệm 50 năm quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ”, Thiếu tá William Vause, chỉ huy các kế hoạch tác chiến, huấn luyện và diễn tập nói trong một tuyên bố. “Đây là cuộc tập trận song phương lớn nhất giữa quân đội Mỹ và Nhật Bản”.
Thiếu tá không quân Joe Macri, tại tổng hành dinh Lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, nói rằng cuộc tập trận này được tổ chức theo lệ thường, cách một năm một lần và không có liên hệ với tình hình căng thẳng gia tăng ở Bán đảo Triều Tiên.
Ông Macri cho biết: “Sẽ có các hoạt động của hải quân, không quân, lục quân, tức là toàn diện các hoạt động quân sự. Sẽ có rất nhiều máy bay và một số di chuyển có liên quan đến hàng không mẫu hạm George Washington. Hoạt động bao trùm mọi thứ từ các sinh hoạt bay quy mô lớn cho đến hoạt động phòng vệ căn cứ ở cỡ nhỏ hơn.”
Tham gia cuộc tập trận sẽ có khoảng 44.000 binh sĩ của cả hai bên. Về phía Nhật Bản có lực lượng từ các binh chủng của lực lượng phòng vệ. Về phía Mỹ - các đơn vị lính thủy đánh bộ, lực lượng không quân.
Cuộc tập trận cũng có sự góp mặt của khoảng 40 tàu chiến, gồm cả tàu sân bay hạt nhân USS George Washington, và 400 máy bay của cả hai bên.
Hoạt động này sẽ có quy mô lớn hơn gấp 6 lần so vớicuộc tập trận hải quân Mỹ-Hàn trong 4 ngày vừa kết thúc gần Bán đảo Triều Tiên và sẽ là tập trận quân sự lớn nhất trong thời gian hậu chiến.
Để chứng tỏ tình đoàn kết với Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý lần đầu tiên mời Hàn Quốc cử các quan sát viên đến tham gia các cuộc tập trận này.
Trung Quốc đã lập tức phản đối cuộc tập trận quy mô này.
Trong tuyên bố đưa ra hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng việc phô trương sức mạnh quân sự cũng như khối liên minh song phương do lịch sử để lại không giúp làm dịu tình hình căng thẳng trong khu vực.
Theo Dantri
Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.
Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.
Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.