Giá thực phẩm và xăng dầu tăng cao trên khắp thế giới, buộc người dân các nước phải tự xoay xở bằng cách điều chỉnh thói quen và hành vi tiêu dùng. Tiết kiệm đang là thượng sách ở nhiều quốc gia.

Đi chợ thật sớm hoặc thật muộn là cách để nhiều người Trung Quốc mua được thực phẩm giá rẻ - Ảnh: AFP

Giá xăng dầu tăng cao khắp thế giới do giá dầu thô đang ở ngưỡng 100 USD/thùng. Tại Mỹ, giá xăng tuần trước đã tăng thêm 4% lên 3,29 USD/gallon (3,785 lít). Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực đã tăng qua đỉnh năm 2008, đạt mức kỷ lục mới. Tại châu Á, lạm phát tăng vọt, ở Trung Quốc 5%, Ấn Độ 8%...

Tiết kiệm là thượng sách

Người dân khắp nơi đang phải thắt lưng buộc bụng để chống chọi với tình trạng giá cả tăng cao. Đối với một giáo viên trung học có mức lương không cao như anh Robert Wagner, người Colorado (Mỹ), cách duy nhất là giảm chi. “Gia đình tôi, gồm vợ và hai con, sẽ phải giảm số lượng các bữa tối bên ngoài - Wagner cho biết - Cách tốt nhất là nấu ăn ở nhà sẽ tiết kiệm tiền thực phẩm hơn. Chúng tôi cũng sẽ hạn chế ra rạp xem phim hằng tuần. Chỉ có cách đó thôi”.

Đây cũng là cách của nhiều người dân ở Thiên Tân, Trung Quốc như ông Zhao Zongya. “Khi giá tăng thì giải pháp duy nhất là mua ít đi hoặc ngừng hẳn không mua những thứ không cần thiết” - ông Zhao cho biết. Mới vài tháng trước đây, ông chỉ phải chi 800 nhân dân tệ (120 USD) mỗi tháng để mua thức ăn, nhưng giờ phải chi tới 1.100 nhân dân tệ (165 USD). Giá trứng và táo đã tăng gấp đôi thời gian gần đây, do đó gia đình ông mua ít trứng hơn và ngừng ăn táo. Ông thường đi mua sắm trước khi chợ đóng cửa để có thể mua thức ăn với giá rẻ hơn, bởi người bán thường muốn bán rẻ cho hết. Hoặc ông vào siêu thị buổi sáng sớm để có thể tìm thực phẩm còn sót lại từ hôm trước với giá rẻ hơn. Không ít người quen của ông cũng chọn cách này.

Ở Cairo, Ai Cập, gia đình chị Manju cũng phải hi sinh nhiều món ăn khoái khẩu để tiết kiệm tiền. Chị mua ít hành hơn, mua nhiều rau xanh hơn và không mua thịt bò. “Chúng tôi chả có đủ tiền mà ăn thịt bò, ăn cá rẻ hơn - chị Manju cho biết - Khi có nhiều tiền hơn một chút thì tôi mua thịt gà”...

Ở Mỹ, nhiều người dân cũng giảm bớt mua sắm và tiết kiệm hơn.. Theo khảo sát của trang lovemoney.com, nhiều gia đình ở Mỹ thường xuyên săn lùng hàng giá rẻ ở các siêu thị, chợ và bán những đồ thừa thãi trong nhà trên trang eBay.

Đổi của để dành lấy tiền mặt

Ở Bồ Đào Nha, khủng hoảng tài chính và việc chính phủ cắt giảm lương của nhân viên nhà nước đã đẩy người dân vào một cơn sốt bán của để dành như vàng và đồ trang sức để có tiền mặt chi trả các chi phí thường ngày. Từ thủ đô Lisbon cho đến thành phố miền bắc Porto, hoạt động giao dịch đổi vàng và đồ trang sức bằng vàng lấy đồng euro trở nên cực kỳ sôi động. Apphich ghi dòng chữ “Mua vàng cũ trả tiền mặt” xuất hiện nhan nhản ở các góc phố và trung tâm mua sắm.

Ông chủ tiệm vàng Luis Araujo, 51 tuổi, ở trung tâm thành phố Lisbon, cho biết: “Mọi người liên tục đến và hỏi bán đồ trang sức. Tôi cân và ra giá. Phần lớn đều chấp nhận”. Mức giá ông Araujo đưa ra rất đa dạng, từ 20 euro (27 USD) một chiếc nhẫn vàng cho đến 1.000 euro (1.360 USD) với loại trang sức quý hiếm. “Mọi người đều muốn bán vì nhiều lý do, người thì cần tiền để mua sắm dịp năm mới, người thì phải trang trải cho đám cưới của con trai. Một số cứ mỗi tháng lại đến bán vàng một lần chỉ để trả tiền thuê nhà”.

Ông Luiz Pereira, giám đốc Công ty vàng bạc Ourinvest, cho biết trước khủng hoảng, người Bồ Đào Nha rất thích mua đồ trang sức vàng. Thế nhưng khi phải trải qua một thời kỳ khó khăn, bán vàng và đồ trang sức là cách dễ dàng nhất để có tiền. Ông Pereira cho biết nhiều chủ doanh nghiệp cũng phải bán đồ đạc quý giá để có tiền trả lương cho nhân viên và tái đầu tư. Theo số liệu của Ourinvest, các công ty mua vàng lãi từ 1,5-2 euro (2-2,7 USD) với mỗi gram vàng sau khi nung chảy đồ trang sức, đúc lại thành thỏi và bán ra thị trường quốc tế.

                                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người dân Ireland đang trông chờ vào một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.
Không có hình ảnh

Libya: Phe nổi dậy lập chính quyền lâm thời

Các thành phố phía đông Libya do quân nổi dậy kiểm soát đã thành lập một chính phủ lâm thời và chỉ định cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo chính phủ này – nguồn tin từ Benghazi - thành phố đầu tiên rơi vào tay phe đối lập trong cuộc nổi dậy ở Libya cho biết ngày 27.2.

Tổng thống Yemen Saleh tuyên bố bảo vệ chế độ

Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tuyên bố bảo vệ chế độ tới giọt máu cuối cùng, đồng thời tố cáo các thế lực thù địch kích động biểu tình để chia cắt dân tộc.

Vũ khí Trung Quốc mạnh tới đâu?

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới thật sự có được những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả cao.

Nga sắp điều tàu chiến hiện đại tới đảo tranh chấp

Nga có thể điều tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp tới quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Interfax dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov hôm qua cho hay: “Chúng tôi không loại trừ khả năng 1 hoặc 2 tàu Mistral sẽ được triển khai nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại quần đảo Kuril”.

Biểu tình tại Trung Đông-Bắc Phi gia tăng ngày thứ Sáu

Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.

Mỹ đóng cửa sứ quán, chuẩn bị “trừng phạt” Libya

Mỹ đã đóng cửa sứ quán của nước này tại Libya và chuẩn bị “các biện pháp trừng phạt” sau khi xảy ra những vụ xung đột ở nước này, trong khi Tổng thư ký LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có “biện pháp cụ thể” với cuộc khủng hoảng ở Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục