Hãng AFP đưa tin, sáng 17-3, bốn máy bay CH-47 của Lực lượng Phòng vệ (SDF) Nhật Bản đã dội nước xuống lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 bị hư hại do động đất và sóng thần. Các máy bay đã trút hơn 30 tấn nước vào các lò phản ứng số 3 và số 4.

 

Động thái diễn ra trong bối cảnh xuất hiện lo ngại các lò phản ứng này có thể làm rò rỉ hơi nước chứa phóng xạ do phần vỏ của lò bị hư hại. Mực nước trong các lò xuống thấp sau vụ động đất và sóng thần tuần trước, khiến lò không thể tự làm mát và gây các vụ nổ hoặc cháy. Hoạt động này nhằm giữ cho các thanh nhiên liệu nóng được ngập trong nước, ngăn chặn phóng xạ thoát ra ngoài khi các thanh nhiên liệu tiếp xúc với không khí. Trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy Fukushima số 1, lõi của các lò phản ứng số 1, 2, 3 được cho là đã bị nóng chảy một phần do hệ thống làm mát bị hỏng sau động đất.

Trực thăng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dội nước làm mát nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa thừa nhận không còn nhiều thời gian để ngăn chặn sự phát tán của phóng xạ từ nhà máy địên hạt nhân Fukushima số 1 vào bầu không khí. Mối lo ngại lớn nhất là lò phản ứng số 3 bị hư hại, nơi mực nước trong bể chứa các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng xuống thấp tới mức nguy hiểm. Cảnh sát Nhật Bản đã không thể sử dụng xe téc để phun nước làm mát các lò phản ứng do nồng độ phóng xạ ở khu vực phía trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 quá cao. Những chiếc xe buộc phải dừng lại ở một khoảng cách khá xa so với những lò phản ứng vì nồng độ phóng xạ. Do vậy, tia nước đã không thể vươn tới vị trí những lò phản ứng. Sau khi xe của cảnh sát thất bại, giới chức Nhật Bản ngay lập tức huy động những chiếc xe chuyên dụng của Lực lượng phòng vệ mặt đất vào cuộc.

Theo trang thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chiều 17-3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông báo cho đoàn ngoại giao các nước tới Tokyo rằng tình hình nhà máy điện Fukushima đã được cải thiện, tuy nhiên chưa thể hoàn toàn lạc quan ở thời điểm này. So với sáng thì trưa và chiều 17-3, theo số liệu đo đạc tại Nhà máy điện Fukushima, phóng xạ tại lò số 2, cổng nhà máy điện trong ảnh hưởng của lò số 4 đã giảm xuống. Tại khu Shinjuku, trung tâm của Tokyo, số đo phóng xạ chiều 17-3 là 0,053 micro Sv/h, tức là ở mức bình thường.

Bên cạnh nỗ lực dội nước làm mát, TEPCO cho biết họ sắp hoàn thành một đường dây điện mới, có thể cấp điện ngược trở lại cho nhà máy Fukushima số 1 và giúp ngăn rò rỉ phóng xạ. 20 nhân viên đang làm việc TEPCO, trong đó có một nam nhân viên 59 tuổi, từng có 40 năm kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân đã tình nguyện tham gia ứng cứu tại nhà máy Fukushima. Nhật cũng bắt đầu kiểm tra nồng độ phóng xạ trong thực phẩm sau khi nhiều nước châu Á bắt đầu tỏ ra quan ngại về chất lượng thực phẩm nhập từ Nhật.

Trong khi đó, tại Tokyo đang xảy ra tình trạng mất điện trên diện rộng khiến sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Nhiều giao dịch tài chính không thể thực hiện được, thực phẩm đang trở nên khan hiếm. Số lượng người tháo chạy khỏi Tokyo đang ngày càng tăng, sân bay Narita đang trở nên quá tải.

Cộng đồng quốc tế lo ngại

Trong cuộc họp khẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano đã thừa nhận với báo giới rằng không chính xác khi nói tình hình đã vượt tầm kiểm soát nhưng “đang rất nghiêm trọng” khi đã có những hư hại tại 3 lò phản ứng số 1, số 2 và số 3 của nhà máy Fukushima số 1. Theo kế hoạch, ông Amano sẽ tới Nhật Bản đánh giá tình hình và tìm hiểu thêm thông tin cần thiết từ nhà chức trách. Cho đến nay, IAEA đã phái hai nhóm chuyên gia về an toàn hạt nhân và phòng chống phóng xạ đến hỗ trợ Nhật Bản xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Greg Jaczko, Chủ tịch Ủy ban điều tiết hạt nhân của Mỹ (NRC), cho rằng những nỗ lực làm nguội các lò phản ứng bằng nước biển và ngăn nguy cơ hạt nhân bị tan chảy tại nhà máy Fukushima số 1 đang không thu được thành công.

Các quan chức an toàn hạt nhân Pháp thì cảnh báo, tính từ 17-3, Nhật Bản chỉ còn 48 giờ để tránh xảy ra một thảm kịch Chernobyl thứ hai. Pháp tỏ ra bi quan về khả năng các kỹ sư có thể ngăn chặn được sự tan chảy tại tổ hợp hạt nhân Fukushima sau khi bể chứa các thanh nhiên liệu trở nên quá nóng.\

 

                                                                                       Theo SGGP

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục