Sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Dai-i-chi đang ngày càng nghiêm trọng khi nồng độ phóng xạ bị rò rỉ trong nước từ một lò phản ứng tại nhà máy đã cao gấp 10 triệu lần so với bình thường. Phóng xạ trong nước biển Fukushima cũng vượt giới hạn 1.850 lần (trong khi trước đó một ngày thì mới chỉ cao gấp1.250 lần).

 

Ngày 27/3, trả lời phóng viên, người phát ngôn của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) Takashi Kurita cho biết, nồng độ phóng xạ đo được ở đây là 1.000 millisievert/h, tức là cao gấp 4 lần mức giới hạn an toàn 250 millisieverth/h mà chính phủ quy định.

Với mức độ nguy hiểm này, TEPCO một lần nữa lại phải sơ tán khẩn cấp các công nhân đang vận hành tuabin tại các lò phản ứng. Theo các nhà khoa học thì nồng độ 1.000 millisievert/h có thể gây nên phơi nhiễm phóng xạ, với các triệu chứng như buồn nôn và ói mửa. Mức độ tiếp xúc 100 millisievert/năm được coi là mức thấp nhất, và nếu mức độ này tăng lên thì đồng nghĩa việc tăng khả năng gây bệnh ung thư.

Người phát ngôn của cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản Hidehiko Nishiyama cũng cho biết, nhiều khả năng, nồng độ phóng xạ trong nhà máy ngày càng tăng cao là do nước bị rò rỉ từ một lò phản ứng. Trước đó, hai công nhân làm việc trong nhà máy đã được đưa đi cấp cứu vì nhiễm xạ.

Phóng xạ trong nước biển Fukushima vượt giới hạn 1.850 lần.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là vì họ phải ngâm chân trong nước để làm việc mà nước này lại nhiễm phóng xạ cao, thấm qua quần áo bảo hộ và gây bỏng da. Những công nhân ở đây đã được rửa vết thương để lấy chất phóng xạ. Tính đến nay, đã có ít nhất 17 công nhân đang làm việc tại Nhà máy điện Fukushima Dai-i-chi được phát hiện bị phơi nhiễm phóng xạ cao, tức là trên mức 100 millisivert/năm.

Trước những lo ngại này, tờ New York Times đã dẫn lời cảnh báo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) rằng, sự cố hạt nhân tại Nhật có thể tiếp diễn trong vài tuần nữa, thậm chí còn dài hơn. Ông Yukiya Amano, Giám đốc của IAEA cho biết, giới chức Nhật Bản hiện không đảm bảo được rằng cần một lượng nước thế nào để bao bọc và làm mát lõi của lò phản ứng cùng các thanh nhiên liệu.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản  đang đưa những công nhân bị nhiễm xạ ra khỏi Nhà máy Fukushima Dai-i-chi.

Trong khi đó, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yukio Edano cũng thừa nhận, chưa thể lạc quan hơn với tình hình hiện nay và rằng những tiến triển trong nỗ lực ngăn chặn một "thảm họa" hạt nhân tại nhà máy này là còn chậm. Biện pháp khẩn cấp được triển khai bắt đầu từ hôm nay là bơm nước vào các bể nước trên cao, sau khi một số công nhân bị bỏng trong lúc lắp đặt hệ thống cáp để sửa chữa hệ thống làm mát và hút nước bị nhiễm xạ ra ngoài. Đồng thời, ông Yukio Edano cũng yêu cầu lãnh đạo TEPCO không được chủ quan và phải công khai hơn nữa mọi thông tin về sự cố hạt nhân này.

Về thông tin hàm lượng phóng xạ cao trong nước biển, ông Yukio Edano khẳng định chưa có thông tin nào cho thấy, tác động nghiêm trọng của hàm lượng phóng xạ đối với sự sống của các sinh vật biển cũng như các loài hải sản ở ngoài bán kính 20 km quanh Nhà máy Fukushima.

Được biết, trong cuộc họp báo tối 25/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cũng đã gửi lời xin lỗi tới các nông dân và chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ vụ nhiễm xạ. TEPCO là đơn vị sẽ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại liên quan đến hàng nông sản ở những tỉnh bị ảnh hưởng như Fukushima, Ibaraki, Chiba, Togichi. Đồng thời, ông Naoto Kan cũng cảm ơn những công nhân, lính cứu hỏa, binh sĩ, các chuyên gia đã "liều mình để cứu các lò phản ứng".

Đến chiều 27/3, thông tin từ TEPCO cho hay, những đám mây phóng xạ đang ở Thái Bình Dương, còn nồng độ iốt phóng xạ trong nước biển khu vực gần nhà máy đo được vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phát hiện lượng idiot 131 phóng xạ rất thấp trong không khí mà họ nói là nguồn phóng xạ phát tán từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi. Lượng phóng xạ rất nhỏ từ Nhà máy Fukushima cũng đã phát tán tới Las Vegas và Nevada (Mỹ), song giới khoa học nói lượng phóng xạ này không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

 

                                                                                   Theo CAND

 

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục