Cảnh sát bảo vệ an ninh tại Niu Oóc, sau khi Bin La-lađen bị tiêu diệt.

Cảnh sát bảo vệ an ninh tại Niu Oóc, sau khi Bin La-lađen bị tiêu diệt.

Việc Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh An Kê-đa Ô-xa-ma Bin La-đen hôm 1-5 vừa qua được dư luận thế giới quan tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của giới chuyên gia cho rằng sau cái chết của Bin La-đen, cuộc chiến chống khủng bố phải được tiếp tục, với nỗ lực chung của cả thế giới.

 

Giới truyền thông thế giới những ngày qua đưa hàng loạt tin tức liên quan cái chết của Bin La-đen. Ðề cập vấn đề này, Tân Hoa xã dẫn ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc ở Ðại học Bắc Kinh nói rằng, việc Bin La-đen bị tiêu diệt về cơ bản không làm thay đổi bức tranh chống khủng bố của Mỹ trên thế giới. Có thể sự kiện này đã giáng một đòn mạnh vào các lực lượng An Kê-đa và Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan, nhưng đó không phải là 'liều thuốc chữa bách bệnh' có thể giúp đảo ngược tình hình diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở chiến trường này. Bởi lẽ, chỉ việc tiêu diệt Bin La-đen chưa chắc giúp Mỹ kiểm soát một cách hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố và nhanh chóng chấm dứt thế bế tắc hiện nay ở Áp-ga-ni-xtan. Ngược lại, cái chết của Bin La-đen có thể kích động những phần tử ủng hộ trùm khủng bố này có những phản ứng tiêu cực dẫn tới các cuộc tiến công mới nhằm vào các lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.

Thực tế, ngay sau khi có thông tin Bin La-đen bị tiêu diệt, Tổng Thư ký NATO A.Ra-xmút-xen vội vàng tuyên bố tổ chức này tiếp tục sứ mệnh chống khủng bố tại Áp-ga-ni-xtan. Roi-tơ dẫn lời ông Ra-xmút-xen khẳng định, mục tiêu của 'sứ mệnh tại Áp-ga-ni-xtan' là bảo đảm quốc gia Nam Á này không còn là 'thiên đường an toàn' cho các phần tử khủng bố. Mỹ và NATO triển khai binh sĩ tại Áp-ga-ni-xtan từ sau vụ khủng bố tại Niu Oóc (Mỹ) ngày 11-9-2001. Một trong những nhiệm vụ của NATO tại chiến trường này là bắt sống hoặc tiêu diệt Bin La-đen, vì trùm khủng bố này được cho là ẩn náu tại vùng rừng núi hiểm trở ở Áp-ga-ni-xtan hoặc Pa-ki-xtan. Hiện còn khoảng 140 nghìn binh sĩ NATO ở Áp-ga-ni-xtan.

Ðài Tiếng nói nước Nga dẫn ý kiến của Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Nga A.Cô-nô-va-lốp cảnh báo, mặc dù tên đầu sỏ An Kê-đa đã bị tiêu diệt, nhưng công cuộc chống khủng bố vẫn phải tiếp diễn. Theo ông Cô-nô-va-lốp, An Kê-đa và các tổ chức khủng bố khác không có một chỉ huy chung, hay một 'bộ tổng tham mưu' chung. Vì thế, Bin La-đen bị tiêu diệt không có nghĩa là cuộc chiến chống khủng bố đã giành thắng lợi. Chỉ nên coi đây là 'chiến thắng' trong một trận đánh lớn mà thôi.

Chia sẻ nhận định nói trên, báo Dân tộc của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) cũng cho rằng, An Kê-đa sẽ không tan rã sau cái chết của thủ lĩnh và tổ chức này tiếp tục là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh. Báo này dẫn ý kiến của giới chuyên gia nhận định rằng, cái chết của Bin La-đen có thể khiến trung tâm chỉ huy của An Kê-đa được chuyển tới Y-ê-men, quê hương của trùm khủng bố này. Nhà trắng từng cảnh báo, các tổ chức nhánh của An Kê-đa trên Bán đảo A-rập, nằm dưới sự chỉ huy của A.An A-la-ki, giáo sĩ thánh chiến người Mỹ gốc Y-ê-men, hiện được xem là mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với an ninh quốc tế. Giới chuyên gia coi A-la-ki như 'nguyên mẫu' của một thế hệ chỉ huy mới, muốn sử dụng địa hình đồi núi hiểm trở ở Y-ê-men làm thành trì mới của An Kê-đa.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Abaad ở Y-ê-men N.Bu-cai-ri cho rằng, 'trung tâm khủng bố' tiếp theo có thể là Y-ê-men, bởi A-la-ki đã xuất hiện như là 'bộ mặt mới' của An Kê-đa, trong nhiều cuốn băng ghi hình được tổ chức này tung ra gần đây. Chuyên gia Y-ê-men về các vấn đề Hồi giáo, ông X.Ka-rim cảnh báo, cái chết của một thủ lĩnh có khả năng làm cho các nhóm khủng bố mạnh hơn; 'hệ tư tưởng' của An Kê-đa không mất đi cùng với cái chết của Bin La-đen, mà có thể tiếp tục được truyền tới hàng nghìn thành viên của tổ chức này...

Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến chống khủng bố quốc tế sau vụ khủng bố 11-9-2001 và dưới danh nghĩa 'chống khủng bố' đã đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan, sau đó là I-rắc. Tuy nhiên, gần mười năm trôi qua, ngoài việc lật đổ các chế độ được cho là chống Mỹ tại các nước này, Oa-sinh-tơn chưa đạt được mục tiêu đập tan mạng lưới khủng bố. Trong khi đó, các chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh nhiều lần 'giết nhầm' dân thường ở Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan và gần đây nhất là ở Li-bi. Giới chuyên gia cảnh báo, có thể đây cũng sẽ là một số trong những yếu tố khiến cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn thời gian tới.

                                                                               Theo Nhan Dan

 

Các tin khác


Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Chủ tịch Cuba khẳng định tình đoàn kết với Nga

Ngày 30/5, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nêu bật mối quan hệ tốt đẹp giữa La Habana và Moskva, đồng thời chỉ trích các biện pháp trừng phạt do các cường quốc phương Tây áp đặt đối với Nga.

Khoảng 40 người bị thiệt mạng trong hai vụ tấn công khủng bố tại Burkina Faso

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 30/5, các nguồn thạo tin cho biết khoảng 40 người đã thiệt mạng trong hai vụ tấn công khủng bố ở Tây Bắc Burkina Faso cuối tuần qua.

Chiến thắng của ông Erdogan có ý nghĩa gì đối với cân bằng địa chính trị thế giới

Là một trong những nước có quân đội lớn nhất NATO, kiểm soát lối vào Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là nhân tố không thể thiếu trong liên minh Đại Tây Dương xét về địa chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục