ASEAN quyết tâm có được COC, nhất là trong tình hình hiện nay - Ảnh: AFP

ASEAN quyết tâm có được COC, nhất là trong tình hình hiện nay - Ảnh: AFP

ASEAN tuyên bố sẽ trao dự thảo Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) cho Trung Quốc tại các cuộc họp ở Indonesia vào tuần tới.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản hôm qua dẫn lời các nhà ngoại giao ASEAN cho biết dự thảo COC đang được soạn thảo có tính ràng buộc pháp lý và sẽ bao gồm những biện pháp xử lý các cuộc diễn tập quân sự cũng như việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông. Bộ quy tắc cũng sẽ quy định những phản ứng phù hợp đối với xung đột trong khu vực.

Trong khi đó, Kyodo News dẫn một dự thảo thông cáo chung được chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM 44) nói cuộc họp này sẽ đưa ASEAN và Trung Quốc đến gần hơn với việc hoàn tất COC. AMM 44, cùng với Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác (PMC) và Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18), sẽ được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 15-23.7.

Theo dự thảo thông cáo chung, ASEAN và Trung Quốc đã bắt đầu thảo luận bộ quy tắc và mong muốn hoàn tất văn kiện này trước Hội nghị Cấp cao lần thứ 19 của ASEAN và những hội nghị liên quan sẽ được tổ chức ở Bali vào tháng 11. Dự thảo cũng kêu gọi các bên tôn trọng tự do đi lại và quyền bay trên vùng trời biển Đông theo luật pháp quốc tế.

Hồi năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đưa ra Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực. Tuy nhiên, DOC không có tính ràng buộc pháp lý và nhiều chuyên gia nhận định nó đã không phát huy được tác dụng, thể hiện qua những căng thẳng gần đây trên biển Đông, xuất phát từ những hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, các nỗ lực nâng cấp DOC thành COC lâu nay vẫn gặp nhiều trở ngại.

Cũng trong hôm qua, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan khẳng định khối không can thiệp vào tranh chấp nhưng sẽ “cung cấp một diễn đàn cho việc thảo luận các vấn đề về biển Đông một cách cởi mở và thẳng thắn”.

Trong một diễn biến khác, tờ Nhân Dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua đăng bài xã luận yêu cầu Mỹ và các bên tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nước này, trong đó có nhắc tới tranh chấp ở biển Đông. Việc một số tài liệu của Bắc Kinh đưa biển Đông vào “lợi ích cốt lõi” lâu nay đã gây nhiều lo ngại và tranh cãi từ giới học giả và dư luận. Bản thân Trung Quốc cũng bất nhất về thuật ngữ này. Tại hội nghị quốc tế về biển Đông ở Hà Nội hồi năm ngoái, chính giáo sư Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc khẳng định nước này chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ đó trong các tài liệu chính thức.

 

                                                               Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục