Bà Yingluck Shinawatra vừa lên tiếng giảm nhẹ tầm quan trọng của những cáo buộc về những bất minh trong chiến dịch tranh cử, khiến Ủy ban bầu cử hoãn xác nhận tân thủ tướng, và tuyên bố vẫn tự tin sẽ trở thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của Thái Lan.

 
 
Bà Yingluck Shinawatra vẫn tự tin sẽ trở thành nữ Thủ Tướng đầu tiên của Thái Lan.

Ủy ban bầu cử hôm 12/7 đã hoãn lại việc ra quyết định công nhận kết quả đối với 142 ứng cử viên, trong đó có bà Yingluck và Thủ tướng mãn nhiệm Abhisit Vejjajiva, trên tổng số 500 đại biểu được bầu hôm 3/7, vì có những khiếu nại về gian lận trong chiến dịch tranh cử.

Ủy ban bầu cử phải điều tra trường hợp của bà Yingluck vì đảng Dân Chủ của ông Abhisit có đơn kiện. Đảng này đòi giải tán đảng Puea Thai do chiến dịch tranh cử của Puea Thai có sự tham gia của các nhân vật bị cấm hoạt động chính trị, trong đó có ông Thaksin.

Trước đó, Ủy ban bầu cử đã bác bỏ một đơn khác kiện bà Yingluck là đã mua phiếu vì phân phối mì cho cử tri.

Việc hoãn công nhận kết quả cuộc bầu cử cũng khiến nỗ lực triệu tập quốc hội mới bị chậm lại.

Ủy ban bầu cử phải chuẩn thuận đúng thời hạn ít nhất 475 trong tổng cộng 500 ứng cử viên, thì lúc đó, tân quốc hội mới có thể khởi sự làm việc vào đầu tháng 8.

Đảng Puea Thai đã giành thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội vừa qua, và thành lập liên minh với năm đảng khác với số lượng 300 nghị sĩ. Theo luật pháp Thái Lan, thì Quốc hội mới sẽ phải họp lại trong vòng 30 ngày sau cuộc bầu cử, và có thêm 30 ngày nữa để đề cử Thủ tướng.

Nếu ủy ban không xác nhận thắng lợi của một ứng cử viên thì tòa án Hiến pháp sẽ quyết định liệu ứng cử viên đó có là bất hợp lệ hay không. Nhưng trước đây, thì ủy ban bầu cử chưa hề không xác nhận các ứng cử viên về đầu.

Trong trường hợp bà Yingluck bị loại, sẽ có nguy cơ gây phẫn nộ cho phe “áo đỏ” - hầu hết trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin hiện đang sống lưu vong nhưng vẫn điều khiển từ xa chiến dịch tranh cử vừa qua của em gái ông.

 

                                                                               Theo Dantri

Các tin khác


Đại hội thành lập Liên hiệp Hội người Việt tại Đức

Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.

Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.

Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel

Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.

Armenia và Azerbaijan tiến hành đàm phán phân định biên giới

Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục