Hình ảnh tưởng niệm nạn nhân của vụ chìm tàu trên sông Volga hôm 12-7. Ảnh: AP
Ủy ban Điều tra Nga đang xem xét vấn đề sửa đổi luật liên quan đến việc siết chặt hơn nữa kỹ thuật an toàn và các quy định vận chuyển hành khách
Số người chết được xác nhận trong vụ chìm tàu hôm 13-7 trên sông Volga ở Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga đã tăng lên 100 người, trong đó có 17 trẻ em. Ngoài ra, 29 người vẫn còn mất tích và nhiều khả năng đã thiệt mạng. Trước đó, các thợ lặn nói họ nhìn thấy khoảng 50 thi thể, hầu hết là trẻ em, trong một căn phòng giải trí trên chiếc tàu bị chìm.
Chính quyền bồi thường
Công việc trục vớt chiếc tàu sẽ bắt đầu vào cuối tuần này. Các quan chức cho biết một số nạn nhân chỉ có thể được tìm thấy bằng cách đưa con tàu lên mặt nước. Dù vậy, nhà chức trách không bình luận về thông tin cho rằng con tàu bị vỡ tan thành từng mảnh sau khi gặp nạn.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm 12-7 thông báo chính phủ liên bang sẽ bồi thường 1 triệu rúp (khoảng 730 triệu đồng) cho gia đình các nạn nhân trong vụ đắm tàu. Những người bị thương sẽ được bồi thường từ 200.000 – 400.000 rúp. Trong khi đó, chính quyền Cộng hòa Tatarstan bồi thường 300.000 rúp cho gia đình những người xấu số và 100.000 rúp cho những ai bị thương.
Ngay sau thảm kịch trên sông Volga, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ra lệnh kiểm tra toàn bộ tàu vận chuyển hành khách khắp nước, đồng thời cam kết sẽ trừng phạt nặng những ai vi phạm quy định vận chuyển an toàn. Bộ trưởng Giao thông Nga Igor Levitin cho biết theo chỉ thị của Tổng thống Medvedev, Ủy ban Điều tra Nga đang xem xét vấn đề sửa đổi luật liên quan đến việc siết chặt hơn nữa kỹ thuật an toàn và các quy định vận chuyển hành khách.
Hai người bị bắt giữ
Một cuộc điều tra hình sự vụ chìm tàu trên sông Volga đã bắt đầu. Ủy ban Điều tra cho biết công ty vận hành tàu Bulgaria, Argorechtur, không có giấy phép vận chuyển hành khách. Ngoài ra, con tàu này có những vấn đề về động cơ và trong tình trạng quá tải khi nó rời cảng. Tàu được thiết kế để chở tối đa 140 người nhưng có đến 208 người trên tàu lúc gặp nạn.
Theo báo Moscow Times (Nga), bà Svetlana Inyakina, Giám đốc Công ty Argorechtur, đã bị bắt hôm 12-7 và buộc tội cung cấp những dịch vụ không an toàn, dẫn đến chết người. Nếu bị kết tội, bà Inyakina có thể đối mặt với mức án đến 10 năm tù. Cùng ngày, các nhà điều tra cũng khám xét văn phòng Công ty Kamskoye Rechnoye Parokhodstvo, chủ sở hữu tàu Bulgaria, song chưa bắt giữ hoặc buộc tội ai. Trước đó, công ty này khẳng định họ chỉ có thể nhận “trách nhiệm lương tâm” trong vụ tàu chìm.
Ngoài ra, đài truyền hình Rossia One đưa tin cảnh sát cũng bắt giữ Yakov Ivashov, một thanh tra cấp cao thuộc chi nhánh Kama của Cục Đăng ký Sông Nga, cơ quan liên bang chuyên cấp giấy phép cho tàu thuyền. Ivashov đối mặt với cùng các tội danh như Inyakina vì cấp phép cho tàu Bulgaria hoạt động chỉ 3 tuần trước thảm họa. Một cuộc điều tra khác cũng được tiến hành đối với thuyền trưởng của hai con tàu bị cho là đã chạy ngang qua khu vực tàu chìm mà không chịu dừng lại để cứu giúp nạn nhân đang dưới nước.
Theo Báo NLĐ
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.
Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.
Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).