Toà tháp đôi bốc cháy ngùn ngụt sau khi bị đâm ngày 11.9.2001.

Toà tháp đôi bốc cháy ngùn ngụt sau khi bị đâm ngày 11.9.2001.

Sau vụ khủng bố ngày 11.9.2001, Mỹ đã cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, đặc biệt về mặt an ninh. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những mối đe doạ lớn đến từ các chi nhánh al-Qaeda tại những quốc gia bất ổn ở khắp nơi trên thế giới.

 

An toàn hơn

Stuart Gottlieb, giảng viên chính sách đối ngoại và chống khủng bố tại đại học Columbia nói rằng những phân tích của ông cho thấy nước Mỹ ngày nay xét về một khía cạnh nào đó an toàn hơn nước Mỹ 10 năm về trước, bởi Tổng thống Obama quyết định mở rộng rất nhiều chiến thuật chống khủng bố có từ thời cựu Tổng thống George Bush. "Nước Mỹ an toàn hơn 10 năm trước. Chúng tôi hiểu rõ hơn về bản chất của mối đe doạ" - ông Gottlieb nói.

Rất nhiều chính sách từ thời ông Bush, trong đó bao gồm quyền ám sát những nhân vật khủng bố tình nghi bằng máy bay không người lái và hệ thống giám sát "hiếu chiến" vẫn được áp dụng trong hơn hai năm dưới nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama.

"Lý do chính quyền Obama áp dụng những chính sách này là do chúng vẫn có hiệu quả" - Gottlieb nói.

Jose Serrano, nghị sĩ New York, người từng chỉ trích nhiều chính sách của cựu Tổng thống Bush trong một thời gian dài, cũng cho biết giờ đây ông cảm thấy an toàn hơn.

"Tôi có thể nói rằng rất nhiều việc đã được thực hiện để đảm bảo an ninh, nhất là công tác tình báo. Vì thế mà không phải ngẫu nhiên từ thời điểm đó đến nay không có cuộc tấn công nào".

d
Toà nhà Lầu Năm Góc cũng là mục tiêu khủng bố 10 năm về trước.

Mối đe doạ

Bất chấp cảm giác an toàn, Gottlieb vẫn cảnh báo về sự tồn tại của những nhóm khủng bố ở Pakistan và Afghanistan, cũng như những chi nhánh al-Qaeda ở Somalia, Nigeria, Philippines và Indonesia. Những nhóm khủng bố này có khả năng tham gia vào các cuộc tấn công lớn nếu chúng quyết tâm. "Điều đó chứng tỏ rằng nước Mỹ vẫn đang đối mặt với mối đe doạ khủng bố nhằm tấn công đất nước và giết hại người dân".

Gottlieb cảnh báo Pakistan vẫn là "số một" trong danh sách các nỗ lực chống khủng bố của Mỹ, bởi phong trào thánh chiến ở đây cũng là mối đe doạ lớn đối với Mỹ.

Ngoài ra, sức mạnh hạt nhân ở khu vực Nam Á cũng là một tình huống khó khăn với Mỹ bởi "tính chất hai mặt", vừa là đồng minh của Mỹ, vừa ủng hộ những "nhóm cực đoan" như Taliban ở Afghanistan - Gottlieb nhấn mạnh và lưu ý về mối quan tâm địa chính trị của Pakistan và đối thủ Ấn Độ.

Theo Gottlieb, cái chết của Osama bin Laden không nhất thiết sẽ tạo nên một đội ngũ chiến binh thánh chiến, nhưng những nhóm khủng bố khác luôn tồn tại riêng rẽ trong hàng ngũ lãnh đạo của al-Qaeda.

Trong khi đó, các cuộc cách mạng trong thế giới Arab đang tạo nên một cơ hội chính trị cho những người Arab trẻ tuổi ở Trung Đông, nhưng cũng có thể dẫn đến một khoảng trống quyền lực, khiến những nhóm cực đoan có khả năng tăng cường nỗ lực tuyển quân trong thế giới Hồi giáo.

 

                                          Theo Lao Dong

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục