Lần đầu tiên, ba cường quốc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản tổ chức cuộc đối thoại ba bên cấp cao về “những vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm” - một cơ chế đối thoại an ninh để đối phó với thái độ quyết đoán trên biển của Bắc Kinh.

Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Tokyo vào ngày 7/10 tới, với nội dung tập trung vào thái độ ngày càng kiên quyết của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Đại diện phía Mỹ sẽ là ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương.

Theo các nguồn tin của chính phủ Ấn Độ, cuộc đối thoại sẽ là cuộc trao đổi thẳng thắn quan điểm của các bên ở Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như cách thức để tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.

Theo báo chí Ấn Độ, cơ chế đối thoại an ninh ba bên Ấn, Mỹ và Nhật được quyết định thàn lập vào lúc Bắc Kinh liên tiếp có những hành động hù dọa các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Nhật Bản và mới đây là Ấn Độ.

“Đây là lần đầu tiên mà Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản có một cuộc đối thoại chính thức như vậy”, tờ Hindustan Times của Ấn Độ viết.

Ấn Độ là nước không có bờ biển chung với Trung Quốc nhưng cũng có liên quan, do những quan hệ được tăng cường giữa New Delhi với các quốc gia Đông Nam Á. Hành động phát tín hiệu cảnh cáo của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ INS Airavat của Ấn Độ trung tuần tháng 7 vừa qua đã được giới phân tích cho là nhằm lưu ý New Delhi là không nên can thiệp vào Biển Đông.

Vụ tàu đánh cá Trung Quốc cản đường quân hạm Mỹ Impeccable vào năm 2009 ở Biển Đông, vẫn còn nằm trong ký ức của mọi người.

Với Nhật Bản, tàu đánh cá của Trung Quốc cũng đã đâm vào tàu tuần duyên Nhật Bản tại vùng Senkaku/Điếu Ngư vào năm ngoái, làm cho quan hệ Bắc Kinh Tokyo căng thẳng rõ rệt.

Danh mục các hành động buộc các nước khác phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc càng ngày càng dài. Gần đây nhất là vụ Bắc Kinh điều một chiếc tàu ngư chính cỡ lớn xuống tuần tra tại vùng Hoàng Sa, trực tiếp đe dọa các ngư dân Việt Nam. Đó là chưa kể đến một loạt hành động hung hăng nhắm vào tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam và Philippines sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này, nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền lịch sử của họ.

Một số nguồn tin chính phủ New Delhi xác định là sáng kiến đối thoại ba bên được ngoại trưởng Nirupama Rao thông báo trong chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 7/4.

Theo Hindustan Times, trên danh nghĩa, cơ chế đối thoại an ninh ba bên này hoàn toàn không nhằm mục tiêu chống lại Trung Quốc.

“Sáng kiến được đưa ra để các nước có dịp thảo luận về các vấn đề chung, từ việc bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển chống lại các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống như cướp biển ở Ấn Độ Dương và Biển Đông, đặc biệt tại vùng eo biển Malacca, cho tới việc phối hợp hỗ trợ nhân đạo trong trường hợp thiên tai”.

Thế nhưng, sáng kiến này lại được thúc đẩy vào lúc Trung Quốc càng lúc càng biểu lộ tham vọng kiểm soát Ấn Độ Dương, tranh giành chủ quyền với Nhật Bản tại biển Hoa Đông và biến Biển Đông thành một vùng nội thủy của họ. Các hành động quyết đoán của Bắc Kinh đối với các nước đang tranh chấp với Trung Quốc càng lúc càng nhiều.

Trong thời gian qua, giới quan sát đã gợi lên một chiến lược của Mỹ, hình thành một vòng cung dân chủ để cân bằng thế lực đang lên của Bắc Kinh. Vòng cung này bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia.

Nếu cơ chế đối thoại ba bên Mỹ-Ấn-Nhật vận hành tốt, thì khả năng Australia tham gia thêm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

 

                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thi Lang - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Gaddafi không chấp nhận đầu hàng

Phe nổi dậy ra hạn chót ngày 3.9, Gaddafi phải đầu hàng. Ngược lại, phát ngôn viên của nhà lãnh đạo này vừa có câu trả lời chính thức "không" vào chiều nay 31.8.

Phương Tây "đổ thêm dầu vào lửa" ở Xy-ri

Sau khi hỗ trợ lực lượng chống đối ở Li-bi giành quyền kiểm soát phần lớn nước này, phương Tây đang gia tăng sức ép đối với Xy-ri cả về chính trị và kinh tế nhằm "tiếp sức" cho lực lượng đối lập ở Xy-ri lật đổ chính quyền Tổng thống B.An Át-xát.

Thủ tướng Merkel - phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Tạp chí Forbes mới đây đã công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2011. Theo đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được bình chọn là phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm nay.

Mỹ áp lệnh trừng phạt Ngoại trưởng Syria

Ngày 30.8, Mỹ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Ngoại trưởng Syria Walid Muallem và hai quan chức hàng đầu khác của nước này, qua đó tăng sức ép lên chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Iran điều tàu chiến và tàu ngầm tuần tra ở Biển Đỏ

Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Habibollah Sayyari ngày 30/8 cho biết nước này đã phái một tàu chiến và một tàu ngầm tới khu vực Biển Đỏ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra.

Phe nổi dậy Libya ra tối hậu thư

Các lãnh đạo phe nổi dậy Libya hôm 30.8 đã đưa ra thời hạn chót là ngày 3.9 tới cho lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi đầu hàng, nếu không sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục