Palestine vừa chính thức được UNESCO công nhận tư cách thành viên đầy đủ, trong khi Mỹ quyết định dừng hỗ trợ ngân sách cho tổ chức này nhằm phản đối quyết định trên.

 
Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki phát biểu trước UNESCO hôm qua. Ảnh: AFP

Hôm qua, các nước thành viên của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã bỏ phiếu vòng cuối để quyết định tư cách thành viên của Palestine. Với 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng, Palestine chính thức trở thành thành viên của tổ chức này.

"Việc công nhận Palestine làm thành viên của UNESCO là một chiến thắng cho các quyền, cho công bằng và tự do của chúng tôi", phát ngôn viên Palestine dẫn lời Tổng thống Mahmud Abbas nói.

Tuy nhiên, quyết định này của UNESCO lập tức gặp phải sự phản đối kịch liệt từ Mỹ và nước láng giềng của Palestine là Israel.

"Đây chỉ là hành động đơn phương của Palestine, không những không mang lại thay đổi gì trong tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên mà còn loại bỏ khả năng về một thỏa thuận hòa bình", AFP dẫn lời Bộ Ngoại giao Israel.

Đại sứ Israel Nimrod Barkan thì chỉ trích rằng các nước đã thông qua một "phiên bản tiểu thuyết khoa học viễn tưởng" khi thừa nhận một nước không tồn tại là thành viên của một tổ chức khoa học. Ông cho rằng cuộc bỏ phiếu này dù chỉ có ý nghĩa tượng trung nhưng vẫn có thể gây một hiệu ứng dây chuyền đối với các cơ quan chuyên ngành khác của Liên Hợp Quốc.

Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ cắt nguồn hỗ trợ cho ngân sách của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc. Mỹ là đồng minh hàng đầu của Israel. Từ những năm 1990, Mỹ đã dừng hỗ trợ tài chính đối với với bất kỳ tổ chức nào của Liên Hợp Quốc chấp nhận Palestine là thành viên. Mỹ hiện đóng góp 22% trong ngân sách hàng năm của UNESCO.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho rằng động thái của UNESCO là "quá vội vàng và làm suy yếu mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế về một nền hòa bình toàn diện và lâu dài ở Trung Đông."

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki khẳng định quyết định của UNESCO và việc nối lại đàm phán hòa bình với Israel không liên quan đến nhau. Vòng đàm phán này bị trì hoãn do Israel xây dựng các khu định cư trên lãnh thổ mà Palestine chiếm đóng.

Chiến thắng của Palestine cũng nhận được nhiều sự ủng hộ. Pháp, trước đó từng lên tiếng nghi ngờ về quyết định này, cuối cùng đã chấp thuận để Palestine gia nhập UNESCO cùng hầu hết các nước Ả rập, châu Phi, Mỹ Latin và các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Nhật Bản và Anh để phiếu trắng.

Sau cuộc bỏ phiếu hôm qua, trưởng ban chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton đã kêu gọi các nước duy trì sự ủng hộ đối với UNESCO. "Đây là quyết định cho hòa bình, bản sắc, văn hóa, di sản và tự do ngôn luận", bà Catherine nói. "Do đó, EU kêu gọi các bên hãy suy nghĩ trước khi hành động".

Tổng thống Palestine Abbas trình đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 và Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ nhóm họp vào 11/11 tới để quyết định việc tổ chức bỏ phiếu chính thức về đề xuất này.

Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Mỹ tuyên bố sẽ phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào công nhận Palestine là thành viên Liên Hợp Quốc. Washington đã tẩy chay UNESCO trong giai đoạn 1984-2003 và gọi đó là "sự chênh lệch ngày càng lớn giữa chính sách đối ngoại của Mỹ và các mục tiêu của UNESCO". Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama vẫn xem UNESCO là một lợi ích chiến lược và là phương tiện đa phương hữu ích để mở rộng các giá trị phương Tây.

 

                                                               Theo VnExpress

Các tin khác


Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục