Đường ống dẫn khí từ Nga qua Triều Tiên tới Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ Siberia.

Đường ống dẫn khí từ Nga qua Triều Tiên tới Hàn Quốc sẽ bắt đầu từ Siberia.

Ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Cannes (Pháp), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thực hiện chuyến thăm Nga hai ngày (1 và 2-11) và có cuộc gặp mặt thượng đỉnh người đồng cấp Dmitri Medvedev. Đây là chuyến thăm lần thứ ba của ông Lee Myung-bak trên cương vị Tổng thống tới Xứ sở Bạch dương kể từ năm 2008.

 

Nếu như 3 năm trước, chuyến thăm chính thức nước Nga lần đầu tiên của Tổng thống Lee Myung-bak đã tạo bước đột phá bằng thỏa thuận nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược, thì chuyến thăm lần này được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ Nga - Hàn ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Nó được xem như cú hích quan trọng để tạo đà cho các dự án hợp tác giữa hai nước, trong bối cảnh quan hệ kinh tế - thương mại Nga - Hàn ngày càng phát triển.

Hiện tại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nga tại châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục gia tăng với tốc độ ấn tượng. Năm 2010, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Nga tăng 30%, vượt 2,6 tỷ USD. Tám tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến đến hết quý IV sẽ đạt 20 tỷ USD.

Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu và thu hút sự quan tâm nhất trong chuyến thăm của Tổng thống Lee Myung-bak tới Nga lần này là thúc đẩy kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt dài hơn 1.100km, trong đó có 700km chạy qua lãnh thổ CHDCND Triều Tiên, nhằm cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt/năm cho Hàn Quốc. Dư luận đang trông đợi dự án năng lượng này sẽ góp phần hạ nhiệt bầu không khí căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên suốt nhiều tháng qua.

Trên thực tế, ý tưởng về đường ống dẫn khí đã được nhen nhóm ngay từ khi hai nước đạt được thỏa thuận phát triển quan hệ đối tác chiến lược năm 2008, tuy nhiên, sự phản đối gay gắt của Triều Tiên vào thời điểm đó khiến cho dự án đầy tiềm năng này tưởng chừng phải xếp vào kho. Tương lai của nó trở nên sáng sủa khi Mátxcơva và Bình Nhưỡng đạt được thỏa thuận trong chuyến thăm của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Il tới Nga hồi tháng 8 vừa qua.

Xét về khía cạnh kinh tế, có thể nói đây là một dự án 3 bên cùng có lợi. Trong tương lai, Nga có thể bảo đảm thị trường xuất khẩu ổn định trong vòng 30 năm và thu về khoản lợi nhuận lên tới 90 tỷ USD. Con số này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực năng lượng là Liên minh châu Âu (EU) thời gian gần đây đã có những bước đi nhằm giảm vị thế độc quyền khí đốt của Nga trong khu vực. Cái "bắt tay khí đốt" Nga - Hàn sẽ tạo ra một "bến đỗ" mới cho dòng chảy năng lượng từ quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Hàn Quốc có thể giảm chi phí vận chuyển 1/3 so với chi phí vận chuyển thông thường bằng đường tàu biển, tương đương từ khoảng 464 triệu USD đến khoảng 927 triệu USD mỗi năm. Còn với CHDCND Triều Tiên, đồng ý tham gia dự án, bên cạnh việc có thể được Nga xóa 90% khoản nợ, Bình Nhưỡng có thể thu được hơn 100 triệu USD hằng năm nhờ phí trung chuyển - một cơ hội mới để cải thiện nền kinh tế vốn trì trệ trong nhiều năm.

Quan trọng hơn, sự gắn kết về lợi ích được kỳ vọng sẽ làm giảm bớt hiềm khích giữa hai miền Triều Tiên, tạo sinh khí ngoại giao mới tại Đông Bắc Á. Cầu nối về kinh tế cũng là cơ sở để hai nước gạt bỏ những nghi ngờ, từng bước xây dựng lòng tin và sự ổn định trên bán đảo liên Triều.

Trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên đang xúc tiến gặp gỡ song phương, dự án khí đốt do Nga đề xuất sẽ trở thành chất xúc tác quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Điều này không chỉ khẳng định vai trò không thể thiếu của Nga trong tiến trình đàm phán sáu bên về hạt nhân của CHDCND Triều Tiên mà còn cho thấy ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Mátxcơva ở khu vực Đông Bắc Á.

 

                                                Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Trung Quốc, Triều Tiên bàn cách thúc đẩy hợp tác song phương

Ngày 11/4, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế đã tham dự các sự kiện đánh dấu 75 năm Trung Quốc và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nga tích cực cứu trợ nhân đạo vùng lũ lụt

Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/4 thông báo hai máy bay vận tải Il-76 của bộ này đã vận chuyển hơn 90 tấn hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân bị nạn ở các khu vực lũ lụt thuộc vùng Orenburg.

Thăm dò bầu cử Mỹ: Tổng thống Biden nới rộng khoảng cách với ứng cử viên Trump

Theo kết quả thăm dò mới nhất của hãng Reuters/Ipsos công bố ngày 10/4 (giờ địa phương), đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nới rộng chút ít khoảng cách dẫn trước người tiền nhiệm Donald Trump trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11, trong bối cảnh ứng cử viên Đảng Cộng hòa chuẩn bị đối mặt phiên tòa đầu tiên trong 4 phiên tòa hình sự chống lại ông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục