Ấn Độ khẳng định nước này hoàn toàn có khả năng bảo vệ quyền lợi quốc gia ở khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 20.2, Ấn Độ triển khai các hoạt động chào mừng 25 năm thành lập bang cực đông Arunachal Pradesh (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng). Theo hãng tin ANI, trong bài phát biểu đưa nhân dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony khẳng định nơi đây là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. “Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ tại khu vực biên giới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở đây. Điều tôi muốn làm rõ là lực lượng an ninh hoàn toàn có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng ta”, ông Antony khẳng định.

 

Tuy Arunachal Pradesh hoàn toàn do Ấn Độ quản lý nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và xem vùng này thuộc Khu tự trị Tây Tạng. Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng và vùng Aksai Chin đến nay vẫn là những điểm nóng gây căng thẳng về chủ quyền trên bộ giữa hai nước. Ngoài ra, Ấn Độ còn cáo buộc Trung Quốc ủng hộ Pakistan trong tranh chấp tại Kahsmir và quân đội của Bắc Kinh đã hiện diện ở đây. 

Tăng cường nhân lực, khí tài

Theo tờ The Times of India, Ấn Độ đang lên kế hoạch tăng thêm gần 100.000 lính trong vòng 5 năm tới, đồng thời thành lập 4 đơn vị mới dọc biên giới với Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đã phê duyệt một kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 13 tỉ USD và tích cực thử nghiệm các tên lửa liên lục địa Agni-IV và Agni-V. Ngoài ra, RIA-Novosti đưa tin, không quân Ấn có ý định mua 71 chiếc Mi-17 V5, loại trực thăng vận tải chiến thuật đa dụng bán chạy nhất của Nga, đồng thời quyết định thương lượng với hãng Dassault (Pháp) về hợp đồng mua 126 chiến đấu cơ đa năng Rafale. Hai bên đang tích cực thương thảo để đưa ra thỏa thuận cuối cùng, dự kiến trị giá khoảng hơn 10 tỉ USD, bao gồm cả chuyển giao công nghệ.

Mặc dù quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và hai nước đã ký hiệp ước tôn trọng giới tuyến LAC, nhưng tranh chấp ở nhiều khu vực trên đường biên giới dài 4.057 km vẫn chưa được giải quyết. Theo website an ninh Global Security, giữa hai nước đã nổ ra một cuộc chiến ngắn ngày trong tháng 10.1962 với thất bại thuộc về Ấn Độ. Khi đó, binh lính Trung Quốc tiến sâu vào khu vực đông bắc Ấn Độ, nhưng đơn phương rút đi sau khi chiếm vùng Aksai Chin rộng khoảng 38.000 km2. Đến nay, vùng này vẫn do Bắc Kinh quản lý nhưng New Delhi tuyên bố nó thuộc bang Jammu-Kashmir của mình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang giữ 5.180 km2 ở Kashmir do Pakistan nhượng lại năm 1963, theo Global Security.

Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục nhắc đi nhắc lại rằng cuộc chiến năm 1962 chưa phải là chương cuối trong cuộc tranh chấp xung quanh Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng và rằng đây vẫn là vùng lãnh thổ đang tranh cãi.


Binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc tại biên giới hai nước - Ảnh: AFP 


Lược đồ các khu vực tranh chấp - Đồ họa: Du Sơn
 

Nguy cơ xung đột

Thời gian qua, truyền thông Ấn Độ liên tục đưa tin Trung Quốc đang tăng cường hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới hai nước. Ngoài ra, tờ Economic Times dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Vijay Kumar Singh cáo buộc binh lính Trung Quốc đang hiện diện tại khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát. Cả Bắc Kinh và Islamabad đều phủ nhận thông tin này.

Về phần mình, Bắc Kinh cũng đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự trên không và trên bộ. Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời Phó giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật - quân sự Nga Alexander Fomin cho biết nước này đang xem xét lời dạm mua máy bay tiêm kích đa chức năng Su-35 từ Trung Quốc. Ông cho biết thêm Bắc Kinh còn muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph nhưng thương vụ này khó thành hiện thực trong tương lai gần.

Trong một bài viết mới đây trên Tạp chí Strategic Affairs, chuyên gia quân sự Ấn Độ T.N Ashok cảnh báo khả năng Trung Quốc phát động một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm vào Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi đầu tháng, Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper cũng nhận định dù nguy cơ xảy ra xung đột lớn rất khó xảy ra trong tương lai gần, Ấn Độ vẫn đang ra sức chuẩn bị cho một cuộc đụng độ “giới hạn” với Trung Quốc. “New Delhi đang nỗ lực cân bằng tương quan lực lượng với Bắc Kinh”, tờ The Times of India dẫn lời ông Clapper nói.

 

                                                            Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục