Ngày 3/3 là ngày yên tĩnh với toàn nước Nga. Đây là ngày ngày không một hoạt động vận động tranh cử nào được phép tổ chức, và là lúc dư luận đánh giá tình hình chính trị trong nước, đưa ra những dự đoán cho tương lai.

 

Ông Putin cho hay cùng với Tổng thống Medvedev, ông đang cải tổ bộ mặt chính trị ở Nga

Ngày mai 4/3, cử tri Nga sẽ chọn tân tổng thống.

Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Nga bắt đầu từ ngày 4/2 và đã bước vào hồi kết. Ngày 2/3 là ngày cuối cùng các ứng cử viên có thể tiếp xúc với cử tri hoặc tổ chức các cuộc mít tinh để vận động tranh cử.

Danh sách các ứng cử viên Tổng thống Nga đã cơ bản được xác định sau khi cả 4 đảng trong Đuma Quốc gia khóa VI đã đề cử người của mình.

Tham gia cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Nga lần này với nhiệm kỳ 6 năm (trước đây chỉ 4 năm) có 5 ứng cử viên mà nổi lên đầu tiên là cựu tổng thống và đương kim thủ tướng, ứng cử viên từ đảng “Nước Nga Thống nhất” Vladimir Putin.

Bốn người còn lại là Chủ tịch đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Ziuganov, Chủ tịch đảng Tự do-Dân chủ (LDPR) Vladimir Girinovsky, thủ lĩnh cánh trung tả - đảng Nước Nga Công bằng (SR) Sergei Mironov và tỷ phú Mikhail Prokhorov (là ứng cử viên tự do).

Theo dư luận bên trong nước Nga, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với Thủ tướng Putin là Chủ tịch đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) Gennady Ziuganov.

Ngày cuối cùng trong chiến dịch tranh cử thường được các ứng cử viên tận dụng một cách tối đa và ngày 2/3 này cũng không phải là ngoại lệ, với những "trận mưa" khẩu hiệu và lời kêu gọi với các cử tri.

Theo các nhà quan sát, chiến dịch tranh cử lần này có hai điểm nổi bật là cuộc đổi mới hệ thống chính trị vừa được bắt đầu và hoạt động mít tinh sôi động chưa từng thấy. Các ứng cử viên đều có nhiều đổi mới trong cách thu hút sự ủng hộ của cử tri.

Một điểm đặc biệt nữa là Internet đã được sử dụng rộng rãi để vận động cử tri. Các ứng cử viên, đặc biệt là đương kim Thủ tướng Vlađimia Putin, đã huy động các nhân vật nổi tiếng và có uy tín trong xã hội vận động bầu cử cho mình.

Ông Putin được dự báo tái đắc cử

Các kết quả thăm dò ý kiến gần đây cho rằng, cựu trung tá mật vụ sẽ trở lại ghế tổng thống với từ 58% đến 60% số phiếu trong cuộc bầu cử vào ngày 4/3/2012. Đương kim Thủ tướng Nga ngày 2/3 cũng bày tỏ tin tưởng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 4/3, đồng thời thẳng thừng bác bỏ các đòi hỏi của phe đối lập.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tổng thống với một trang web mới cùng những hình ảnh ông tràn đầy năng lượng trên sàn đấu judo, trên thanh trượt tuyết và trên lưng ngựa; cùng loan báo về những cải cách kinh tế, xã hội.

Nhưng nếu muốn giành chiến thắng ngay trong vòng một, ông Putin phải chiếm đa số với hơn 50% số phiếu.

Do Đảng nước Nga Thống nhất cầm quyền đang bị chỉ trích về cuộc bầu cử Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 4/12/2011, bản thân chiến dịch tranh cử của ông Putin là một phần của nỗ lực nhằm hướng sự chú ý của công luận trở lại bản thân ông.

Trên trang web của mình, ông Putin đang hứa hẹn tạo việc làm và hiện đại hóa nền kinh tế. Về những cuộc biểu tình phe đối lập tổ chức phản đối ông Putin, cố vấn chiến dịch vận động tranh cử của ông co rằng những sự phản đối gần đây chưa ảnh hưởng đến chiến lược của Thủ tướng bởi những ý kiến phản đối chỉ phản ánh quan điểm của thiểu số người dân thành thị, thạo dùng internet, chứ không phải đa số người dân Nga.

Theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn liên bang (VSIOM) và Quỹ dư luận xã hội (FOM) Nga, đương kim Thủ tướng Putin nhiều khả năng giành chiến thắng ngay trong vòng một với 53% - 60% số phiếu ủng hộ.

Tỷ lệ ủng hộ dành cho Chủ tịch KPRF Zyuganov là 14%-16%; Chủ tịch LDPR Girinovsky 9%-10%; thủ lĩnh SR Mironov 5%-7% và tỷ phú Prokhorov 6%-8%.

Trước đó, ngày 13/1, Cơ quan nghiên cứu xã hội học VTsOM công bố kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn cao, đã tăng lên 48% so với mức 42% hồi giữa tháng 12/2011.

Bầu cử Nga cũng là mối quan tâm lớn với dư luận và chính giới Mỹ. Theo chuyên gia về nước Nga, ông Sergei Glebov tại trường Smith College trong bang Massachusetts, hiện nay hầu như chắc chắn ông Putin sẽ thu được hơn nửa tổng số phiếu. Tuy nhiên ông nói thêm có thể không loại trừ trường hợp sẽ phải tổ chức bầu cử vòng hai nếu như phe chống đối ông Putin có thể huy động lực lượng của họ và tập trung vào nỗ lực vận động chống Putin.

“Sẽ không có đàn áp biểu tình”

Đó là tuyên bố đầy tự tin của ông Putin trước báo giới ngày 2/3, trong khi có không ít người Nga lo ngại là lại sẽ có gian lận bầu cử trong ngày 4/3 và chính vì thế họ đang dự định biểu tình rầm rộ phản đối ngay ngày thứ hai sau đó.

Ngày 2/3, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tổ chức một cuộc họp với Tổng biên tập các hãng truyền thông lớn trên thế giới. Trong cuộc gặp gỡ, ông Putin kể về lý do tại sao ông quyết định ra ứng cử tổng thống, trong khi ông Dmitry Medvedev từ chối thực hiện bước đi tương tự. Theo lời ông Putin, quyết định này đã được thông qua, căn cứ trên thực tế là đánh giá uy tín của ông theo reiting cao hơn của ông Medvedev.

Bình luận về sự gia tăng tâm trạng chống đối ở Nga trong những tháng gần đây, Thủ tướng nhấn mạnh rằng, các hoạt động như vậy “làm bản thân các cơ cấu quyền lực trở nên có sinh lực hơn, tạo sự cần thiết phải suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp và giao tiếp với xã hội”.

Những người bất bình mới cho thấy rằng, họ có khả năng xuống đường. Tuy nhiên, đảng của ông Putin đã chứng tỏ nếu muốn họ cũng xuất hiện trên đường phố với số lượng người không kém, thậm chí nhiều hơn, dưới các khẩu hiệu khác.

Thủ Nga tuyên bố “sẽ không có chuyện đàn áp những người chống đối nếu như họ kéo nhau đi biểu tình sau ngày bầu cử Chủ nhật này”. Một cách tự tin, ông Putin khẳng định có thể kiểm soát tình hình mà không cần làm quá tay hoặc phải chiều theo những đòi hỏi quá đáng của giới đối lập.

Ông Putin cho hay cùng với Tổng thống Medvedev, ông đang cải tổ bộ mặt chính trị ở Nga, bằng cách cho bầu cử tự do các thống đốc vùng và chấp nhận đối thoại với đối lập.

 

                                                                      Theo Dantri

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục