Ngày 10-6, Thủ tướng Tây Ban Nha hoan nghênh quyết định của các bộ trưởng tài chính trong khu vực đồng euro về gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để cứu vãn các ngân hàng bị khủng hoảng vì bong bóng bất động sản nổ tung.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy: “Sự tín nhiệm của đồng euro đã
            chiến thắng”. Ảnh: BBC
Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy: “Sự tín nhiệm của đồng euro đã chiến thắng”. Ảnh: BBC.

Thoả thuận cứu trợ đánh dấu một sự nhượng bộ lớn đối với Tây Ban Nha, vì chính phủ nước này trước đây kiên quyết từ chối nhận trợ giúp từ bên ngoài.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói gói cứu trợ sẽ thúc đẩy “dòng chảy tín dụng tới các gia đình, tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tới những người tự tạo việc làm”.

Khoản cho vay với mức lãi suất ưu đãi nhằm trợ giúp các ngân hàng yếu nhất của Tây Ban Nha đang gánh khoản nợ xấu hàng tỷ euro - kết quả của bong bóng bất động sản vỡ gần đây, kéo theo suy thoái.

Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos không gọi đây là thoả thuận cứu trợ. Số tiền sẽ được rót thẳng vào 30% số ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản năm 2008.

Thoả thuận trợ giúp không đi kèm các điều kiện chung đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, và nước này cũng sẽ không thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng, ông Guindos nhấn mạnh.

“Các điều kiện chỉ được áp dụng với ngân hàng,” ông Guindos nói, nhưng cũng thừa nhận khoản vay sẽ làm tăng nợ công của nước mình. Các bộ trưởng của khu vực đồng euro (eurozone) nói họ tin Tây Ban Nha sẽ thực hiện cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách và tái cấu trúc nền kinh tế.

Lượng tiền chính xác mà Tây Ban Nha nhận được sẽ được quyết định sau quá trình kiểm toán hệ thống ngân hàng hoàn thành vào ngày 21-6.

Khoản tiền sẽ được lấy từ hai quỹ: Quỹ bình ổn tài chính khu vực châu Âu (EFSF) và Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) - bắt đầu hoạt động từ tháng sau.

Các nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi hiệu quả cao hơn đối với đồng vốn cho Tây Ban Nha vay, nên khoản tiền mà quốc gia này phải vay từ thị trường để cứu ngành ngân hàng cũng trở nên đắt đỏ.

Cháy túi. Tranh: Janssen(Hà Lan)
Cháy túi. Tranh: Janssen(Hà Lan).

Nhiều nước ủng hộ

Tây Ban Nha là nước thứ tư trong eurozone phải nhận trợ giúp tài chính, từ khi cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu hai năm trước. Đây là nước lớn nhất trong các thành viên eurozone phải tìm kiếm cứu trợ quốc tế. Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoan nghênh động thái này.

Kế hoạch cứu trợ được Ngoại trưởng Anh William Hague hoan nghênh. “Chúng tôi vẫn đề nghị eurozone tiến hành các biện pháp quyết định để tự ổn định khi Ngân hàng Trung ương châu Âu hỗ trợ hệ thống ngân hàng và các nước trong khu vực chuẩn bị để phối hợp với nhau tốt hơn và kết hợp về mặt tài khoá gần hơn bằng trái phiếu euro”, ông Hague nói.

Hôm qua, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói rằng kế hoạch cho Tây Ban Nha nên có “sự bảo đảm rằng nhu cầu tài chính của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha sẽ được đáp ứng đầy đủ”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner nói gói cứu trợ là “điều quan trọng đối với sức khoẻ của nền kinh tế Tây Ban Nha và là các bước cụ thể nhằm tiến tới một liên minh tài chính - điều cốt lõi đối với eurozone”.

 

                                                              Theo Báo Tienphong

 

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục