Niềm vui của các chuyên gia NASA.

Niềm vui của các chuyên gia NASA.

Ngày 6.8, robot thám hiểm Curiosity (ảnh) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã đáp xuống sao Hỏa thành công để bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên hành tinh đỏ trong 2 năm tới.

“7 phút kinh hoàng”

Các kỹ sư và các nhà khoa học NASA tham gia dự án Curiosity suốt 10 năm qua đã hò reo vui sướng sau khi nhận được tín hiệu tiếp đất thành công. Vụ hạ cánh xuyên qua bầu khí quyển sao Hỏa sau hành trình 570 triệu kilômét từ Trái đất được mô tả như “7 phút kinh hoàng”, khi robot thám hiểm sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ cao và được tự động hãm dần tốc độ từ mức 20.000km/h để bánh của nó có thể tiếp đất từ từ. Nhóm chuyên gia NASA còn phải chờ đợi thêm 13 phút căng thẳng sau đó mới nhận được tín hiệu khẳng định Curiosity đã tiếp đất ngoạn mục và giữ ổn định ở vị trí hạ cánh.

Với trọng lượng 1 tấn gồm 6 bánh xe và chạy bằng năng lượng hạt nhân, robot Curiosity đã đáp xuống đúng địa điểm như kế hoạch ở gần chân một ngọn núi trên miệng núi lửa Gale thuộc bán cầu nam của sao Hỏa. Curiosity cũng đã gửi về các hình ảnh có độ phân giải thấp đầu tiên, cho thấy bánh xe và cái bóng của chính nó, do được chụp từ các ống kính bị bụi bao phủ. Hình ảnh màu về khu vực xung quanh Curiosity sẽ được gửi về trong vài ngày tới.

Dự án 2,5 tỉ USD

Dự án Curiosity trị giá 2,5 tỉ USD - với tên gọi chính thức là phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa - là sứ mệnh sinh học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ sau các tàu thăm dò Viking hồi những năm 1970. Trước khi chính thức bắt đầu sứ mệnh 2 năm khám phá bề mặt sao Hỏa, NASA đã dành ra vài tuần để kiểm tra toàn diện kỹ thuật robot Curiosity cùng các thiết bị tinh xảo của nó, vốn được mệnh danh như phòng thí nghiệm khoa học di động đầy đủ.

Curiosity sẽ thám hiểm ngọn núi trung tâm cao hơn 5km trong núi lửa Gale trên sao Hỏa. Nó sẽ trèo lên cao và trong quá trình vận hành, sẽ nghiên cứu chất liệu các tảng đá đã có mặt trên hành tinh này hàng tỉ năm trước vào thời điểm nó vẫn còn có nước. Thiết bị cũng sẽ tìm kiếm những bằng chứng rằng môi trường trên sao Hỏa từng thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn.

Giám đốc chương trình sao Hỏa của NASA Doug McCuistion nói, nhiệm vụ này “mang tính sống còn” để khẳng định sự sống không là duy nhất trên Trái đất, để tìm hiểu cách sao Hỏa đã thay đổi từ một hành tinh ướt sang khô và liệu con người có thể tiếp cận sao Hỏa cho các nhiệm vụ tương lai. “Nếu chúng tôi thành công, đây sẽ là một trong những thắng lợi lớn nhất trong việc khám phá vũ trụ” -  McCuistion nói. Ban đầu, robot thám hiểm Curiosity được tài trợ cho hoạt động trong vòng 2 năm, song nhiều chuyên gia kỳ vọng sứ mệnh này có thể sẽ được kéo dài trong 1 thập kỷ hoặc hơn thế.

 

                                                         Theo Báo Laodong


Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục