Hội nghị quốc tế về Biển Ðông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Ma-lai-xi-a (MIMA) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Với chủ đề "Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp", hội nghị tập trung sáu phần chính, bao  gồm  vấn  đề  tranh  chấp ở Biển Ðông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở Biển Ðông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Ðô đốc A.Ram-li nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Biển Ðông đối với các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền chồng lấn là nguyên nhân gây căng thẳng, đe dọa dẫn tới xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định, đoàn kết giữa các bên có quyền lợi trong khu vực. Sự căng thẳng và các lợi ích đa dạng trong khu vực Biển Ðông yêu cầu các bên tranh chấp và các bên liên quan hết sức kiềm chế và tìm kiếm các kênh pháp lý và ngoại giao để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Ðiều này đòi hỏi sự tuân thủ luật pháp quốc tế, kỹ năng ngoại giao cấp cao, ý chí chính trị mạnh mẽ và hỗ trợ liên tục từ cộng đồng nghiên cứu về ý tưởng và phương sách giúp làm dịu tình hình hoặc thậm chí vượt qua những xung đột lợi ích của các bên liên quan. Tại hội nghị, các học giả và các chuyên gia nghiên cứu đến từ Bru-nây, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po và Việt Nam đã trình bày tham luận, chia sẻ thông tin và đưa ra những đề xuất, biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát quản lý tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông trong bối cảnh địa chính trị trong khu vực đang có nhiều biến động.

Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Ðông, cho rằng đây là thời điểm chín muồi để ASEAN và Trung Quốc bàn thảo với nhau để sớm hoàn tất bộ quy tắc này.

Các đại biểu đánh giá cao vai trò của ASEAN, cho rằng ASEAN đã đi đúng hướng khi thúc đẩy xây dựng COC. Dự thảo về các thành tố cơ bản của COC mà ASEAN đã đạt được cơ bản đi đúng hướng và phù hợp tình hình và thực tiễn tranh chấp đang xảy ra ở Biển Ðông hiện nay.

Trong bài phát biểu của mình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn đã đề xuất các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các bên có liên quan để giúp ổn định khu vực, bao gồm việc hướng dẫn bổ sung để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC); bắt đầu đối thoại về soạn thảo COC; tham gia vào đối thoại và hợp tác để thúc đẩy sự hiểu biết chung về Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982) và đạt được sự hài hòa trong ứng dụng và thực hiện; khuyến khích quan hệ song phương, giúp quản lý tình hình chung, bao gồm các tranh chấp lãnh thổ. Ðây là những cơ sở để có thể quản lý tình hình ở Biển Ðông, nhưng ASEAN và Trung Quốc cần phải sẵn sàng trong việc thu hẹp khoảng cách hiểu biết về môi trường chiến lược cũng như cơ chế pháp lý để thúc đẩy hợp tác hiệu quả.

                                                                                               Theo ND

 

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục