Một cuộc khảo sát mới thực hiện gần đây cho thấy đã có gần 260.000 người đã bị chết trong nạn đói đã xảy ra ở Somali từ năm 2010 tới năm 2012. Cũng theo kết quả cuộc khảo sát, một nửa trong số những nạn nhân này là trẻ em.

 

Đây là nội dung được đưa ra trong bản báo cáo do LHQ và Mạng lưới Hệ thống Cảnh báo sớm nạn đói (FEWS Net) của Mỹ công bố. Số người chết trong nạn đói này còn cao hơn cả số người chết trong nạn đói năm 1992 với con số ước tính lên tới 220.000 người. Ông Chris Hillbruner, một quan chức của FEWS Net nói: “Kết quả cuộc khảo sát cho thấy rằng nạn đói xảy ra ở Somalia là một trong những nạn đói tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua”.

LHQ lần đầu tiên đã tuyên bố về nạn đói ở các khu vực Nam Bakook và Hạ Shabell ở Somalia vào tháng 7-2011. Những khu vực này hiện nằm dưới sự kiểm soát của nhóm vũ trang Hồi giáo al-Shabab, một nhóm có liên hệ với mạng lưới khủng bố al Qaeda.

Tuy nhiên, al-Shabab đã bác bỏ chuyện có nạn đói xảy ra ở khu vực họ kiểm soát và đã cấm không cho một số cơ quan nhân đạo phương Tây hoạt động ở các vùng lãnh thổ này. Sau đó, nạn đói đã lan sang các khu vực khác, trong đó có vùng Trung Shabelle, Afgoye, và tại các trại tị nạn trong khu vực thủ đô do chính phủ kiểm soát, Mogadishu.

Bản báo cáo của LHQ cho biết, ước tính có khoảng 4,6% dân số và khoảng 10% số trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực miền nam và miền Trung Somalie đã bị chết. Còn ở vùng Hạ Shabelle, 18% số trẻ em dưới năm tuổi đã bị thiệt mạng và con số này ở Mogadishu là 17%. Ông Ben Foot, một quan chức của quỹ từ thiện Cứu vớt Trẻ em, nói: “Mặc dù điều kiện ở Somalia đã được cải thiện trong những tháng gần đây, quốc gia này vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng và tử vong lớn nhất trên thế giới”.

Tổ chức Nông Lương LHQ cũng kêu gọi sớm có sự viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho quốc gia châu Phi này. Ông Rudi Van Aaken, phó giám đốc Đại diện FAO ở Somalia cho biết phản ứng của cộng đồng quốc tế với nạn đói này quá chậm trễ. Ông nói: “Việc chỉ có phản ứng khi nạn đói đã được công bố sẽ là rất, rất thiếu hiệu quả. Trong thực tế, có khoảng một nửa số nạn nhân đã bị chết trước khi nạn đói được công bố”.

Somalia đã phải hứng chịu cơn hạn hán khủng khiếp vào năm 2011 và nó đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 13 triệu người trên khắp Vùng Sừng châu Phi. Hàng chục nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ để đi tìm kiếm thức ăn. LHQ đã phải tuyên bố nạn đói ở khu vực này vào tháng 2-2012.

Trong suốt cuộc nội chiến kéo dài hơn 20 năm qua, đất nước Somalia liên tục phải chịu các cuộc xung đột giữa các lãnh chúa địa phương, các đối thủ chính trị và các nhóm vũ trang Hồi giáo nhằm tranh giành ảnh hưởng, từ đó đã khiến cho tình trạng vô trật tự lan tràn khắp nơi. Hồi tháng 9-2012, một chính phủ được LHQ hậu thuẫn đã chính thức lên nắm quyền sau tám năm cầm quyền tạm thời và đã giúp ổn định tình hình tại một số khu vực.

 

                                                               Theo Báo NhanDan

 

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục