(HBĐT) - Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực từ ngày 2/9/1990, tại Điều 12 và Điều 13 "Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến và được mọi người tôn trọng, xem xét những ý kiến đó vì lợi ích tốt nhất của trẻ em”, "Trẻ em có quyền nói lên quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho tất cả mọi người biết đến thông tin đó”.


Một cảnh quay trong phim "Một ngày của Như”, bộ phim đoạt giải phim phản ánh vấn đề của trẻ em rõ ràng nhất của xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

 Chính vì vậy, các cấp, ngành, địa phương; tổ chức, cá nhân luôn quan tâm tăng cường tiếng nói và quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động xã hội. Gần đây nhất, Tổ chức ChildFund tại Việt Nam đã tổ chức Liên hoan phim "Lan tỏa ước mơ” tại tỉnh ta, giúp trẻ em thể hiện tiếng nói và quyền tham gia của mình qua các bộ phim do chính các em sản xuất.

Có mặt tại Liên hoan phim "Lan tỏa ước mơ”, Đồng Vinh Quang, 10 tuổi, xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Em rất vui và tự hào khi được tham gia Liên hoan phim "Lan tỏa ước mơ”. Tại đây, em được giao lưu với các bạn, được học kỹ năng làm phim, làm việc nhóm và ra quyết định trong quá trình làm phim, nói lên những quan điểm của mình. Ngoài ra, em còn được trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp từ các bạn ở 2 tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng.

Liên hoan phim "Lan tỏa ước mơ” được tổ chức tại thành phố Hòa Bình từ ngày 15 - 17/9. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Kết nối tiềm năng lãnh đạo” do Tổ chức ChildFund Việt Nam triển khai tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn. Dự án được thực hiện ở 12 xã, bao gồm 4 xã ở huyện Kim Bôi là Kim Truy, Cuối Hạ, Đú Sáng, Thượng Tiến; 4 xã ở huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn là Lãng Ngâm, Nà Phặc, Trung Hòa, Thuần Mang; 4 xã thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng là Hồng Định, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Thông qua các bộ phim do chính những em nhỏ làm đạo diễn, diễn viên đã thể hiện tiếng nói, quyền tham gia và tính tự đại diện của trẻ em trong cộng đồng. Kết quả khảo sát Bộ chỉ số kết quả chương trình tại vùng dự án huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn năm 2016 của ChildFund cho thấy, 3,9% trẻ em nam và 9,7% trẻ em nữ có tiếng nói trong các quyết định liên quan tới mình. Đây cũng được xác định là một trong những yếu tố cản trở quá trình tham gia của trẻ em và thanh, thiếu niên trong các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của các em.

Để phần nào hỗ trợ giải quyết thực trạng này, dự án đã tạo cơ hội cho hơn 300 trẻ em và thanh, thiếu niên từ 8 - 24 tuổi tham gia hoạt động làm phim để bày tỏ suy nghĩ của các em về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày với nhiều góc nhìn đa dạng. Các em được tập huấn về cách xây dựng kịch bản, cách sử dụng máy quay, kiến thức cơ bản về bố cục, ánh sáng và khuôn hình. Ngoài ra, các em còn được trang bị những kiến thức về sự tham gia và kỹ năng ra quyết định. Mỗi thành viên trong nhóm giữ vai trò và trách nhiệm cụ thể dựa trên điểm mạnh và sở thích của mình. Tại Liên hoan phim, 12 bộ phim xuất sắc nhất trong 22 bộ phim với độ dài từ 3 - 5 phút được trình chiếu. Nội dung của các bộ phim là tiếng nói phản ánh đời sống hàng ngày của chính những em nhỏ vùng khó khăn, những mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến vào các quyết định liên quan đến bản thân.

Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ - TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Liên hoan phim "Lan tỏa ước mơ” góp phần làm thay đổi nhận thức của các cấp, ngành, của cộng đồng xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đặc biệt đã vận động, thu hút được sự tham gia của người lớn trong các hoạt động của nhóm trẻ, tạo điều kiện cho các cấp lãnh đạo, những người làm công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ, bậc phụ huynh có điều kiện quan tâm đến con em mình. Bằng các hoạt động sôi nổi, bổ ích, trẻ em tham gia nhóm đã mạnh dạn, tự tin hơn, được rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tham gia các hoạt động tập thể, cải thiện tư duy và thể trạng; được tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại, biết vận dụng để phục vụ cho học tập, rèn luyện và cuộc sống. Dự án "Kết nối tiềm năng” đem đến cho các nhóm trẻ và thanh, thiếu niên các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn các huyện: Kim Bôi, Quảng Uyên và Ngân Sơn luồng không khí mới, có sức lan tỏa rộng.

 

                                                                                           Thu Thủy

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục