(HBĐT) - Năm 1995 huyện được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; năm 2005 công nhận phổ cập giáo dục cơ sở; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao... Nhìn lại chặng đường đã đi qua, huyện Tân Lạc có thể tự hào là điểm sáng trong sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.




Ảnh: Lãnh đạo UBND huyện tặng hoa tri ân các nhà giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện, nhân kỷ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2017

Đồng chí Trần Văn An, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện chia sẻ: Tân Lạc có nền tảng vững chắc là tinh thần hiếu học. Bởi vậy, dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng không ảnh hưởng đến phong trào học tập, cụ thể hơn là chất lượng giáo dục của huyện. Cách đây 60 năm, đa số người dân trong huyện chưa biết chữ. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã hầu hết mới ở trình độ biết đọc, biết viết, có một số rất ít học đến lớp 4.

Để tăng cường dạy chữ cho người dân, huyện đã mở 6 trường phổ thông với 16 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 4) với gần 500 học sinh và trên 20 giáo viên. Vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, ngành giáo dục huyện không ngừng nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt diễn ra sôi nổi, liên tục như: phong trào "Tích cực thi đua dạy tốt, học tốt, đuổi kịp và vượt Bắc Lý”, "Thi đua học tập và tiến kịp xã Thu Phong”... đưa Tân Lạc trở thành điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh nhà và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Điển hình tiêu biểu là xã đặc biệt khó khăn Ngổ Luông, đơn vị liên tục được công nhận lá cờ đầu ngành giáo dục của tỉnh Hòa Bình và các tỉnh miền núi phía Bắc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động ngành giáo dục năm 1985. Tiếp theo là xã Nam Sơn, một trong những xã điều kiện KT-XH khó khăn của huyện nhưng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tối đa trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt tỷ lệ dẫn đầu toàn tỉnh.

Sau năm 1975, phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt”, nhất là phong trào thi đua học tập, tiến kịp xã Ngổ Luông diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện. Phong trào đó được tiếp nối cho đến hôm nay và đã có thêm những điển hình mới như trường THCS Kim Đồng. Từ ngôi trường này nhiều học sinh đã trở thành tiến sỹ, sỹ quan cao cấp của LLVT.

Một "chấm sáng” không thể không kể đến là lên phong trào "Tiếng trống khuyến học” tại xã Bắc Sơn, xã vùng cao của huyện. Hằng ngày, cứ 19h, khi nghe thấy tiếng trống thì tất cả các gia đình đều tắt hết các thiết bị âm thanh để con em học bài. Các thôn, xóm đều cử người đi kiểm tra đến từng hộ gia đình. Phong trào này đã lan tỏa không những trong huyện mà sang các huyện lân cận.

Tuy KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện đã có nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục, bởi vậy, đến nay, toàn huyện có trên 80% phòng học kiên cố; 100% trường học được trang bị máy tính, máy chiếu và kết nối internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Từ năm 2003 - 2017, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đã đầu tư 67 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện và sự nghiệp GD&ĐT từ năm 2012-2017 đầu tư xây dựng và sửa chữa với số tiền 168 tỷ đồng.

Hiện, toàn huyện có 69 đơn vị trường học, 24 trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó, 23 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 36,5% trường học trực thuộc huyện.

Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng học sinh giỏi được nâng lên theo hướng bền vững. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có trên 1.500 học sinh giỏi, 513 giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của huyện đã được chuẩn hóa, 100% đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt trên 70% đối với cấp tiểu học, trên 50% đối với cấp mầm non và THCS; từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.


Thúy Hằng

Các tin khác


Đề nghị thực hiện miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Cần miễn học phí cho học sinh mầm non 5 tuổi là một trong những nội dung được nhiều cán bộ giáo dục các địa phương đề xuất khi góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo.

Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện phong trào thi đua “ Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”

(HBĐT) - Ngày 5/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới sáng tạp trong dạy và học”

Khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi môn GDQP-AN cấp THPT tỉnh năm 2017

(HBĐT) - Ngày 6/12, tại trường THPT Ngô Quyền, Sở GD&ĐT phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi môn GDQP-AN cấp THPT tỉnh năm 2017.

PGS Bùi Hiền bình thản giữa tâm bão về câu chuyện cải cách tiếng Việt

Giữa hàng tấn đá được ném ra trong câu chuyện cải cách tiếng Việt của phó giáo sư Bùi Hiền, người "châm ngòi” cho cuộc tranh cãi bình thản giữa "tâm bão," chứng tỏ bản thân là một người dùng mạng xã hội sáng suốt.

Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018

(HBĐT) - Ngày 4/12, tại trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2017 – 2018.

Khoảng 50% giáo viên phổ thông có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng

Theo thống kê từ các địa phương, khoảng 50% giáo viên phổ thông có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, mức lương của giáo viên phổ thông vùng đồng bằng với 30 năm công tác khoảng 9 – 10 triệu/tháng. Dù có bằng tốt nghiệp cao đẳng hay đại học, hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn là 1,86. Do vậy, số giáo viên mới đi làm thường có mức lương dưới 3 triệu/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục