(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 100% huyện, thành phố và trên 60% xóm, bản, tổ dân phố hưởng ứng thực hiện phong trào "Tiếng trống khuyến học”; phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học” đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng với trên 50% hộ trong toàn tỉnh tham gia thực hiện; phong trào "Ba đỡ đầu” đã đỡ đầu hàng ngàn lượt học sinh nghèo vượt khó được đến trường, hoàn thành chương trình học đại học... Các phong trào thi đua đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn tỉnh.
Nhân dân xã Tây Phong (Cao Phong)
trong ngày mổ "lợn nhựa tiết kiệm” năm 2017.
Có
mặt tại ngày hội mổ "Lợn nhựa tiết kiệm khuyến học” năm 2017 của xã Tây Phong,
đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Đây là
một trong những phong trào sôi nổi, hiệu quả thiết thực đối với công tác khuyến
học, khuyến tài và được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng. Phong trào giúp
các gia đình có kế hoạch tiết kiệm để chuẩn bị cho con cháu bước vào năm học
mới được đầy đủ, phấn khởi, tự hào. Việc đóng góp cho con cháu đầu năm học cũng
diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Mục tiêu đặt ra là vận động mỗi gia đình có
ít nhất 1 con lợn nhựa khuyến học và đạt bình quân 500.000 đồng/con/năm. Kết
quả năm 2017, huyện đã mổ hơn 7.000 con lợn nhựa khuyến học, thu được 4,3 tỷ
đồng (bình quân 610.000 đồng/con).
Cùng với Cao Phong, phong trào "Nuôi lợn nhựa
tiết kiệm khuyến học” cũng diễn ra khá sôi nổi, sâu rộng tại các địa bàn trên
toàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu "xã hội hóa giáo dục”, tạo điều kiện cho ai
cũng được đến trường. Trong 2 năm 2016, 2017, mỗi năm toàn tỉnh nuôi được trên
87 ngàn con lợn nhựa, mỗi năm trên 30 tỷ đồng.
Sôi nổi không kém phong trào "Nuôi lợn nhựa tiết
kiệm khuyến học” là phong trào "Tiếng trống khuyến học” được phát động từ năm
2012, đến nay đã lan rộng ra toàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Chuyền, Chủ tịch
Hội Khuyến học huyện Kỳ Sơn cho biết: Phong trào đã khơi dậy truyền thống hiếu
học, phát huy và vận động tiềm năng của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trên địa
bàn cùng chung tay chăm lo cho giáo dục. Đồng thời tạo khí thế học tập sôi nổi
cho học sinh trên toàn địa bàn, thể hiện sự quan tâm của mọi người tới việc học
của thế hệ trẻ, cũng là động lực thúc đẩy học sinh vươn lên học tập tốt hơn.
Phong trào "Tiếng trống khuyến học” được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân
dân đánh giá cao. Phong trào không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà
còn đóng góp tích cực đảm bảo ANTT ở khu dân cư.
Không kém phần hiệu quả, thiết thực phải kể đến
phong trào "Ba đỡ đầu”. Phong trào cũng được triển khai thực hiện từ năm 2012,
nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà
hảo tâm... đã nhận đỡ đầu học sinh học hết bậc THPT hoặc đại học với mức đỡ đầu
từ 100.000 - 1 triệu đồng/tháng. Nhờ phong trào này, nhiều học sinh có hoàn
cảnh khó khăn đã được hỗ trợ để tiếp tục đến trường. Tiêu biểu trong phong trào
này là Bộ CHQS tỉnh đỡ đầu gần 100 cháu, Công ty CP đầu tư năng lượng thương
mại Hoàng Sơn đỡ đầu 21 cháu...
Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học
tỉnh khẳng định: Nổi bật hơn cả trong các phong trào thi đua khuyến học, khuyến
tài đó là xây dưng "Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học”
và phong trào "Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng” được phát
triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Số gia đình hiếu học được công nhận năm 2015
cao hơn 7 lần so với năm 2011, số dòng họ hiếu học tăng gấp 30 lần, khu dân cư
và cơ quan, đơn vị được công nhận là cộng đồng khuyến học tăng hơn 6 lần. Qua
phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình xuất sắc như: gia đình ông Bùi Quang
Ngoạn (huyện Yên Thủy), dòng họ Hà Công (huyện Mai Châu), trung tâm học tập
cộng đồng xã Xuất Hóa (huyện Lạc Sơn), Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Nam
Ninh (huyện Yên Thủy)...
Từ năm 2014, thực hiện Quyết định số 281 của Thủ
tướng Chính phủ về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng
họ, cộng đồng đến năm 2020”, tỉnh Hội đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành
Kế hoạch số 37 triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ. Trước tiên việc triển
khai được thực hiện thí điểm tại huyện Cao Phong và Mai Châu. Đến năm 2016
triển khai đại trà toàn tỉnh và đã có gần 77 nghìn gia đình được công nhận "gia
đình học tập”, gần 970 dòng họ được công nhận "dòng họ học tập”, có 33 xã,
phường, thị trấn đạt từ 11 – 15 tiêu chí "cộng đồng học tập” cấp xã. Nhiều mô
hình học tập tiêu biểu xuất sắc như: dòng họ Bạch (huyện Kim Bôi), dòng họ Bùi
Công (huyện Yên Thủy), cộng đồng học tập tổ 12 – phường Đồng Tiến (thành phố
Hòa Bình)...
Ngoài ra, các phong trào khác như "củng cố, nâng
cao chất lượng hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng” và hỗ trợ giáo dục trong
nhà trường cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng xây
dựng xã hội học tập ở cơ sở, hướng nghiệp và phân luồng học sinh, kịp thời
khích lệ động viên học sinh giỏi của tỉnh.
Dương Liễu
Học sinh Lê Huỳnh Đức, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã vinh dự giành HCB của Cuộc thi Olympic Quốc tế tiếng Nga lần thứ 15.
(HBĐT) - Năm 1995 huyện được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; năm 2005 công nhận phổ cập giáo dục cơ sở; chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao... Nhìn lại chặng đường đã đi qua, huyện Tân Lạc có thể tự hào là điểm sáng trong sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) để lấy ý kiến xã hội đến hết ngày 16-1-2018 trước khi trình Chính phủ. Dự thảo có rất nhiều điểm mới được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có vấn đề về hợp tác quốc tế trong GDĐH.
(HBĐT) - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Lương Sơn vừa tổ chức Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp huyện năm học 2017 – 2018. Tham gia hội thi có 112 thí sinh đến từ 23 trường mầm non trên địa bàn huyện.
(HBĐT)-Trong 4 ngày từ 6-9/12, Sở GD&ĐT phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức thành công Hội thi Giáo viên dạy giỏi môn GDQP-AN cấp THPT tỉnh năm 2017.
(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2017, toàn ngành giáo dục có 20.767 đoàn viên, người lao động. Với đặc thù lực lượng đông, đời sống của nhiều cán bộ, giáo viên gặp nhiều khó khăn, trong những năm qua, các cấp Công đoàn ngành giáo dục đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên và người lao động.