(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 10 bể bơi mini theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, thành phố Hòa Bình có 5 bể, Lương Sơn 1 bể, Yên Thủy 1 bể, Lạc Thủy 2 bể và Tân Lạc 1 bể.


Nhiều trường học đã tổ chức giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất theo sở thích và nhu cầu của học sinh. ảnh: Học sinh trường THPT Kỳ Sơn thích thú với bộ môn đá cầu.

 

Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy cho biết: Trang bị bể bơi mini để các nhà trường dạy môn bơi là nỗ lực lớn của ngành GD&ĐT cũng như sự chung tay của xã hội. Nhờ có bể bơi mà các nhà trường đã tổ chức dạy bơi cho học sinh. Hoạt động này nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ của phụ huynh. Đây được coi là một trong những giải pháp hiệu quả để phòng, chống đuối nước, đảm bảo sự an toàn cho học sinh cũng như đưa hoạt động giáo dục thể chất, thể thao trường học ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.

Trước tính chất nghiêm trọng của các vụ việc đuối nước trẻ em, những năm gần đây, phòng, chống đuối nước được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục thể chất. Do đó, để chuẩn bị năm học 2017 – 2018, ngay trong dịp hè năm 2017, Sở GD&ĐT đã tổ chức 4 lớp tập huấn bơi an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước cho 100% giáo viên thể dục các đơn vị, trường học trong toàn tỉnh. Để đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học triển khai thực hiện ngay các nội dung được tập huấn về bơi an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Mỗi nhà trường dành tối thiểu 1 buổi để giáo viên được tập huấn, truyền đạt các nội dung, kỹ năng bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho học sinh toàn trường. Nhiều trường tổ chức tuyên truyền lồng ghép thường xuyên sau tiết chào cờ hoặc sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Quan điểm của Sở GD&ĐT là Thủ trưởng các đơn vị, trường học phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để xảy ra tai nạn thương tích. Đặc biệt là đuối nước đối với học sinh trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn quản lý của mình. Nhằm nâng cao công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, Sở đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Duy trì, phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao trong nhà trường. Tạo điều kiện cho HS-SV, cán bộ, giáo viên được tham gia tập luyện, thi đấu tại địa phương, các giải thể thao khu vực và toàn quốc. Các đơn vị, trường học tiếp tục triển khai tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền và hô các khẩu ngữ sau khi tập thể dục tập thể.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT chủ động tham mưu UBND tỉnh tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc luyện tập TD-TT như bể bơi, nhà tập đa năng, trang thiết bị… bằng việc xây dựng và thực hiện Đề án "Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025”.

Căn cứ điều kiện thực tế và các cuộc thi cấp tỉnh, Sở đã hướng dẫn các nhà trường, phòng GD&ĐT tổ chức, phối hợp tổ chức các giải thể thao như: giải Quần vợt người giáo viên nhân dân, giải Việt dã Cúp Báo Hòa Bình, giải Cầu lông học sinh, giải Điền kinh học sinh, giải Bóng rổ học sinh phổ thông, giải Bơi học sinh… Thông qua các giải đấu cấp tỉnh đã tuyển chọn được VĐV có thành tích xuất sắc tham dự hoạt động thể thao toàn quốc của ngành giáo dục đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận như: 3 huy chương trong giải Quần vợt người giáo viên nhân dân toàn quốc, giải ba toàn đoàn tại giải bơi học sinh toàn quốc năm 2017 với 18 huy chương, đội bóng rổ nam THCS đoạt giải ba toàn quốc năm 2017…

Hiện nay, các địa phương đang tập trung tổ chức giải bóng đá tiểu học và THCS năm 2017. Từ đó lựa chọn VĐV, thành lập đội tuyển luyện tập chuẩn bị cho giải Bóng đá Hội Khỏe Phù Đổng học sinh tiểu học – THCS sẽ diễn ra tại huyện Yên Thủy từ ngày 31/1 – 4/2 tới.

 

Dương Liễu


Các tin khác


Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Hội thảo nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học tại huyện Tân Lạc

Tại Trường TH&THCS Do Nhân, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), Sở GD&ĐT tỉnh vừa tổ chức Hội thảo Nhân rộng mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục