(HBĐT) - Nhằm góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, thu hẹp khoảng cách phát triển KT -XH ở vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn, những năm qua, tỉnh ta đã tập trung đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.


Trường TH &THCS xã Bắc Sơn (Tân Lạc) được trang bị cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu hoïc taäp cuûa học sinh.

"Để đáp ứng nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Yên Thủy phù hợp với tình hình mới, tháng 6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1539 về việc thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS &THPT huyện Yên Thủy. Địa điểm của trường được đặt tại xóm Yên Hoà, xã Yên Lạc. Năm học 2017-2018, trường tổ chức giảng dạy cho 220 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy mới thành lập nhưng trường đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học theo quy định hiện hành. Có phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo. Có nhà đa năng phục vụ các hoạt động tập thể... Được Sở GD &ĐT ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, vì vậy, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường đã được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước” - Hiệu trưởng nhà trường Bùi Thị Mai chia sẻ.

Theo nhận định từ Sở GD &ĐT: Những năm qua, tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn. Trong đó, ngành GD &ĐT tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch phát triển mô hình, mạng lưới các trường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đến nay, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT với 116 lớp, 3.358 học sinh. Trong đó có 8/13 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Có 10 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trong đó có 3 trường tiểu học, 5 trường THCS, 2 trường TH &THCS.

Các trường PTDTNT đã thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường theo quy định. Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp học THCS và THPT theo quy định. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đúng quy mô đơn vị. Công tác tuyển sinh học sinh dân tộc đảm bảo công bằng, dân chủ, thông qua hình thức thi và xét tuyển. Sở GD &ĐT đã chỉ đạo các trường PTDTNT thực hiện tốt kế hoạch dạy và học theo quy định. Gắn chất lượng, kết quả dạy học của nhà trường, của học sinh với trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên. Các trường đã quan tâm dạy kỹ năng sống và phương pháp học cho học sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT cho học sinh với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc nhằm nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống góp phần giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Đa số các trường có phòng ở cho học sinh tương đối sạch sẽ, nhà bếp đảm bảo ATVSTP. 100% trường PTDTNT tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ngay từ đầu năm học, chủ động tuyên truyền phòng - chống dịch bệnh trong nhà trường.

Rõ ràng với các chính sách về giáo dục như: Không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, một số chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đối với học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn, học sinh các trường PTDTNT, PTDTBT đã mang lại hiệu quả thiết thực và chuyển biến rõ rệt của cả học sinh, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách giáo dục dân tộc trên địa bàn vẫn còn một vài điểm vướng như: Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 109, ngày 29/5/ 2009 của liên bộ Tài chính – GD &ĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT: với quy định mức học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của Nhà nước /12 tháng /năm (tương đương với 968.000 đồng /tháng) nếu chi bình quân sẽ là 32.000 đồng /học sinh / ngày và 10.600 đồng /bữa ăn /học sinh, như vậy không đáp ứng đủ xuất ăn khi các em đang ở độ tuổi phát triển về thể lực và hệ lụy là không đảm bảo sức khỏe cho việc học tập. Với học sinh học ở các trường PTDTBT gặp nhiều khó khăn do chế độ còn thấp. Mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú theo Nghị định số 116, ngày 18/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ như hiện nay chỉ bằng 40% mức lương tối thiểu. Nhận thức và nhu cầu học tập của bộ phận không nhỏ gia đình và học sinh dân tộc thiểu số chưa đầy đủ, gia đình nghèo không tạo điều kiện cho con em đến trường. Mạng lưới trường lớp học, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường chưa đáp ứng đầy đủ, không đồng bộ. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chưa đồng bộ, chưa thỏa đáng và thiếu kịp thời. Tỷ lệ giáo viên là người địa phương và người dân tộc thiểu số còn thấp. Sinh viên tốt nghiệp theo hình thức cử tuyển không bố trí được việc làm, gây lãng phí nguồn nhân lực, cản trở công tác phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn…

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục dân tộc, Sở GD &ĐT kiến nghị: Nâng mức học bổng cho học sinh nội trú từ 80% lên 100% mức lương tối thiểu và nâng mức hỗ trợ cho học sinh bán trú từ 40% lên 80% mức lương tối thiểu. Đề nghị tỉnh có lộ trình nâng cấp 2 trường PTDTNT THCS (B huyện Mai Châu, B huyện Đà Bắc) thành trường PTDTNT THCS &THPT để tạo điều kiện cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn được tiếp tục học tập ở môi trường thuận lợi hơn. Bổ sung nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ đồng bộ cơ sở vật chất cho hệ thống các trường PTDTNT và PTDTBT. Đề nghị bổ sung nhân viên nấu ăn cho các trường PTDTNT, PTDTBT theo Nghị định số 68, ngày 17/11/2000 của Chính phủ, "Quy định việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp”…

Theo đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD &ĐT: Đó sẽ là những điều kiện cơ bản để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phát triển GD &ĐT vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

 

                                                                               Thúy Hằng

Các tin khác


Bứt phá giáo dục vùng cao Bắc Sơn

(HBĐT) - Sau mưa lũ lịch sử vào tháng 10/2017, đường lên xã vùng cao Bắc Sơn (Tân Lạc) còn ngổn ngang, hiểm trở. Đất, đá trên các sườn đồi trôi xuống che lấp đường đi. Con dốc tiếp theo đường bị sạt lở hàm ếch mất quá nửa. Từng chiếc xe ô tô "rón rén” bò qua, người ngồi trên xe nín thở. Những đợt không khí lạnh tăng cường cuối năm càng làm con đường đến trường của trẻ vùng cao vốn đã gập ghềnh, giờ càng thêm buốt giá. Thật ấm lòng khi ngược lên con dốc, trước mắt chúng tôi là trường TH&THCS Bắc Sơn khang trang. Trong các phòng học, thầy và trò cùng say sưa với bài giảng.

TP Hòa Bình có 36 trường đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có 580 phòng học, trong đó có 540 phòng kiên cố, 40 phòng bán kiên cố. 100% các trường tiểu học, THCS có đủ phòng thư viện, thiết bị.

Áp dụng mô hình sáng tạo trong thực tế giảng dạy

(HBĐT) - Liên tục trong nhiều năm liền trường THCS thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) là một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng dạy và học bậc THCS của huyện. Hàng năm, nhà trường đều có nhiều học sinh và giáo viên dự thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp đạt giải cao...

Tạo bước chuyển cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Năm 2017 cơ bản khép lại với một số kết quả đáng ghi nhận của ngành giáo dục cả nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, giáo dục và đào tạo còn nhiều vấn đề cần thêm những giải pháp hữu hiệu từ các cấp quản lý giáo dục cho đến mỗi thầy giáo, cô giáo trong năm 2018.

Trung tâm Văn hóa TTN tổng kết các họat động năm 2017

(HBĐT) - Ngày 25/12, Trung tâm Văn hóa Thanh thiếu niên đã tổ chức tổng kết hoạt động đào tạo năm 2017 và trao học bổng cho học sinh các lớp học năng khiếu thuộc dự án Xây dựng trung tâm VH TTN do tổ chức GNI - Hàn Quốc tài trợ.

Khen thưởng 224 học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT tỉnh Hòa Bình năm học 2017 – 2018

(HBĐT) - Vừa qua, tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm 2017-2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục