(HBĐT) - Sáng ngày 1/4, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức hoạt động ngoại khóa trình diễn thí nghiệm khoa học của tổ Lý – Tin – Công nghệ.
Thí nghiệm "ống nhạc lửa” thu hút sự tham gia, trải nghiệm của rất nhiều
giáo viên, học sinh.
Đây là hoạt động ngoại khóa bổ ích được trường THPT
Chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức thường xuyên nhằm cụ thể hóa chủ trương, quan điểm
của ngành giáo dục về việc đổi mới giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành; phát
huy năng lực, sự sáng tạo của học sinh. Hội thi được nhà trường phát động từ
tháng 10/2017 và đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, học
sinh và các thầy cô giáo trong nhà trường.
Học sinh trường Đại học Việt – Pháp giới thiệu về các thí nghiệm tham
gia giao lưu.
Tham gia hội thi năm nay có 129 thí nghiệm. Qua chấm điểm
đã xét chọn được 88 thí nghiệm đoạt giải và chọn 63 thí nghiệm trình diễn. Trong buổi chung khảo, BTC đã lựa chọn 10 thí nghiệm xuất
sắc nhất để tổ chức trình diễn.
Hoạt động trình diễn thí nghiệm khoa học năm nay được
trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức khá quy mô với việc mời Phòng
GD&ĐT các huyện, một số trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố cùng
tham dự. Ngoài ra, nhóm học sinh trường Đại học Việt – Pháp cũng đã tham gia
giao lưu trình diễn 3 thí nghiệm.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ngày 28/3, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2018.
(HBĐT) - "Các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống, điều kiện học tập và công tác của cán bộ, giáo viên, học sinh ngành giáo dục. Đồng thời thu hút nhiều cán bộ, giáo viên đến công tác, tránh tình trạng thiếu giáo viên như trước đây, giảm bớt khó khăn cho các nhà trường. Qua đó củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng dân tộc, miền núi, vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Các chính sách trên được nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục quan tâm và có sự đồng thuận cao”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc, thiểu số.
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp THCS và THPT là Ngữ văn. Sau một thời gian Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Dự thảo Chương trình môn học, trong đó có môn Ngữ văn, nhiều chuyên gia đã có một số đề xuất, góp ý để hoàn thiện Dự thảo chương trình môn Ngữ văn.
(HBĐT) - Trường mầm non Thanh Hối (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc) được xây dựng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Khi đó, nhà trường có 12 lớp với 300 học sinh. Trung bình mỗi năm nhà trường tăng khoảng 40 – 50 học sinh và tại thời điểm tháng 3/2017, trường có 15 lớp với 444 học sinh nhưng chỉ có 12 lớp học kiên cố đạt tiêu chuẩn, 3 lớp học tạm với diện tích khoảng 20m2, chen chúc hơn 20 cháu. Việc gia tăng nhanh số trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong 3 năm trở lại đây là nguyên nhân của tình trạng học sinh trường chuẩn quốc gia nhưng phải học phòng học tạm.
(HBĐT) - Tháng 1/2018, Sở GD&ĐT có Văn bản số 14 về việc "hướng dẫn tổ chức một số cuộc thi năm học 2017 – 2018”.
(HBĐT) - Trong 3 ngày, 20-22/3, tại Trung tâm hoạt động TTN tỉnh, Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức hội thi Bí thư Đoàn trường giỏi năm 2018. Tham gia hội thi có 24 Bí thư Đoàn các trường THPT trên địa bàn tỉnh.