(HBĐT) - Hòa Bình - địa phương được coi "thủ phủ xứ Mường” với 63,3% đồng bào Mường sinh sống, là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô. Nhận thức văn hóa, giáo dục là cái gốc của sự phát triển, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 (sau đây gọi là Chỉ thị 11-CT/TW) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, giờ đây, Hòa Bình đã tiến triển vượt bậc về văn hóa, giáo dục và là nền tảng thúc đẩy KT-XH phát triển.
Chi
hội Khuyến học xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong) tích cực hưởng ứng phong trào
"Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”.ảnh: P.V
Kỳ 1 -
Hiện thực sinh động về "ý Đảng, lòng dân”
Sức sống một chỉ thị
Ngay sau khi có Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Hòa Bình đã ban hành
Kế hoạch số 25-KH/TU, ngày 17/9/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực
hiện Chỉ thị trên địa bàn tỉnh. Sau 10 năm, 100% huyện, thành phố đã ban hành
kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW đến tận bản, làng, thôn xóm, được tuyên
truyền sinh động không chỉ qua các lớp tập huấn, nghiên cứu mà bằng những hành
động thực tiễn, các mô hình, điển hình trong đời sống, được phản ánh trên Báo
Hòa Bình, Đài PT&TH tỉnh, Webside của Sở Giáo dục và Hội Khuyến học tỉnh
giới thiệu qua các phóng sự, chuyên mục, chuyên đề... đưa các văn bản của Đảng,
của tỉnh, của Hội đến với mọi người dân một cách nhanh nhất. Đồng thời giới
thiệu những gương sáng về học tập tốt, lao động tốt, những học sinh gặp nhiều
khó khăn trong cuộc sống đang cần được giúp đỡ.
Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong
gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, tỉnh Hòa Bình đã thể chế hóa bằng
Kế hoạch số 37-KH/UBND ngày 13/5/2014 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề
án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến
năm 2020”. Các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội đã phối hợp
huy động mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập. UBMTTQ tỉnh
hàng năm chỉ đạo gắn phong trào "Xây dựng xã hội học tập” với cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ngành GD&ĐT chỉ
đạo tuyên truyền xây dựng phong trào khuyến học trong các nhà trường, chú trọng
công tác vận động "Toàn dân đưa trẻ đến trường”; Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cơ
sở Hội tích cực tham gia hưởng ứng ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động
các cháu ra lớp và tặng quà các cháu là con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn.
Liên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn các cấp công đoàn đưa nội dung công tác
khuyến học vào tiêu chuẩn thi đua hằng năm và vận động các doanh nghiệp ủng hộ
quỹ khuyến học, khuyến tài; 100% công đoàn cơ sở có quỹ khuyến học. Hội Nông
dân chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, nhân dân tích cực học tập nâng cao
dân trí, gắn phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với phong trào xây dựng
nông thôn mới; phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo và làm giàu
chính đáng, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đoàn thanh niên tuyên
truyền cho đoàn viên học tập phát triển kinh tế… Ngành LĐ-TB&XH tư vấn học
nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Khi người dân đồng lòng theo ý Đảng
Sau những văn bản chỉ đạo, sự phối hợp của các ngành
thì thụ hưởng những lý thuyết khi được áp dụng trên thực tiễn đó chính là người
dân. Trong 10 năm qua, số người biết chữ ở độ tuổi từ 15 - 60 đạt tỷ lệ trên
99%, 34.083 người lao động được tham gia đào tạo nghề, trong số đó có cả những
người khuyết tật với 638 người, công nhân lao động được tham gia các lớp học
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề với 36 cơ sở đào tạo, tuyển sinh
137.699 lao động học nghề và dạy nghề, thực sự trở thành nơi người dân lao động
tìm được "chiếc cần câu cơm” cho bản thân. Mạng lưới cơ sở giáo dục thường
xuyên được mở rộng và đầu tư xây dựng kiên cố với các thiết bị giảng dạy như
543 máy vi tính; 6 phòng LAP, 126 máy may
151 phòng học.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng
định: Sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 11, các cấp ủy Đảng, chính quyền
căn cứ tình hình cụ thể đã xây dựng kế hoạch triển khai. Công tác tuyên truyền,
vận động đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Trong các kế
hoạch của Tỉnh ủy, kết luận của BTV Tỉnh ủy nhấn mạnh vào nội dung: kịp thời
phát hiện, nêu gương các điển hình tiêu biểu về công tác khuyến học; tuyên
truyền về công tác GD&ĐT; đặc biệt là thành tích trong giảng dạy, học tập
của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Thông qua các hình thức tuyên
truyền, giáo dục, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã có nhận thức sâu
sắc về sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học. Từ đó mỗi người tự
ý thức được nhiệm vụ học tập suốt đời, nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn,
nghề nghiệp.
Hội Khuyến học tỉnh trong 10 năm thực hiện Chỉ thị
11-CT/TW đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền về các giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể
tỉnh triển khai các cuộc vận động phát động nhiều phong trào và tuyên truyền về
tiêu chí xây dựng mô hình, hướng dẫn đăng ký "Gia đình học tập”, "Dòng họ học
tập”, "Cộng đồng học tập” và ”Đơn vị học tập” gắn phong trào khuyến học với các
cuộc vận động quan trọng khác của toàn xã hội. Đặc biệt là các phong trào
"Tiếng trống khuyến học”, "Nuôi lợn nhựa tiết kiệm khuyến học”, "Ba đỡ đầu”
cùng với công tác xây dựng quỹ khuyến học đã phát triển mạnh mẽ và gặt hái được
nhiều thành quả trong việc hạn chế học sinh vướng vào các tai, tệ nạn xã hội,
hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Trong 10 năm,
tổng quỹ khuyến học trong toàn tỉnh đạt gần 150 tỷ đồng, có trên 600.000 lượt
học sinh, sinh viên được khen thưởng với số tiền trên 40 tỷ đồng và nhiều hiện
vật. Hằng năm Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh
có điểm thi đại học đạt từ 27 điểm trở lên, học sinh thi đỗ thủ khoa vào các
trường THPT trong toàn tỉnh và khen thưởng cho những người lao động tiêu biểu
có sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh.
(Còn nữa)
Thanh
Huyền
Hội Khuyến học tỉnh
Tại cuộc họp báo liên quan đến gian lận thi cử ở Hà Giang, đại diện đoàn công tác của Bộ GD-ĐT cho biết, lãnh đạo Phòng khảo thí của Sở GD-ĐT Hà Giang chỉ mất 6 giây để chỉnh sửa điểm cho một thí sinh.
Ngày 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin chính thức về việc xử lý kết quả điểm thi bất thường tại Hà Giang.
Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục đã xác định được người gây ra sai phạm và đang củng cố chứng cứ để xử lý.
Ở nhiều địa phương, nhất là đô thị lớn, vào dịp hè, nhiều bậc cha mẹ thường thu xếp cho con em mình trải nghiệm các khóa học kỹ năng sống. Sự nở rộ các trung tâm học thêm, đào tạo kỹ năng cho trẻ liệu có đi kèm với chất lượng hay không?
Sáng 16/7, trao đổi với VietNamNet, Bí thư tỉnh ủy Triệu Tài Vinh cho biết, Tỉnh ủy đã có chỉ đạo UBND tỉnh, Sở GD - ĐT tỉnh Hà Giang và các ban ngành vào cuộc trước thông tin nghi vấn điểm thi bất thường trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh này.
(HBĐT) - Chiều ngày 16/7, tại Sở GD&ĐT, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh đã có buổi làm việc khảo sát về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Tham dự buổi khảo sát có lãnh đạo Ban VH- XH (HĐND tỉnh), Sở GD&ĐT, cùng một số ngành liên quan.