Kỳ 2 -  Sức lan tỏa những nhân tố, mô hình điểm
(HBĐT) - 10 năm sau khi Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị được ban hành, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân, phong trào khuyến học, khuyến tài trong tỉnh đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhiều cá nhân, điển hình được phát hiện.


Người dân xã Hang Kia (Mai Châu) tham gia lớp tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật, sản xuất phát triển kinh tế. ảnh: D.L

Chuyển hoá điểm nóng ma tuý bằng phong trào học tập

Nhắc đến 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là người nghe ái ngại với địa bàn nóng về ma túy và những hủ tục lạc hậu trong tang ma, cưới hỏi. Những người bạo gan cũng phải chùn tay khi bốc miếng cơm bón vào miệng người đã chết. Ngoài ra, phong tục của người Mông khi con xây dựng gia đình ra ở riêng sẽ được bố mẹ cho trâu, bò nên khi bố, mẹ mất, con cái cũng phải báo hiếu bằng cách giết trâu, bò góp làm lễ trong đám tang. Đây là phong tục bắt buộc, nếu con cái không có cũng phải vay mượn để góp làm.

Tuy nhiên, đến nay nhờ sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền tuyên truyền, vận động người dân từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu thì nhận thức của người dân tại 2 xã đã có bước chuyển biến tích cực trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Ban Dân vận Huyện ủy đã phát huy có hiệu quả vai trò, tiếng nói của đội ngũ già làng, trưởng bản trong việc vận động con cháu, người dân điều chỉnh việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa mới. Người dân đã nghe theo Đảng xóa bỏ hoàn toàn cây thuốc phiện.

Hội Khuyến học huyện đã tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền lồng ghép và tăng cường vai trò của các Trung tâm học tập cộng đồng để người dân có nơi sinh hoạt, học tập cộng đồng, cùng nhau học pháp luật, học bảo vệ sức khỏe, ăn chín, uống sôi, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Đặc biệt phong trào xây dựng gia đình, dòng họ học tập tại hai xã đã được lồng ghép vào các buổi học của người dân. Trẻ em được đi học đúng độ tuổi và đã có những bác sỹ, kỹ sư là người trong bản Mông. Cây thuốc phiện bây giờ được thay thế bằng cây đào lai giống Pháp mang lại hiệu quả kinh tế. Những vườn chè shan tuyết xanh tốt hứa hẹn nhiều thắng lợi trên mảnh đất này.

Gia đình ông Khà A Sềnh, xóm Hang Kia, xã Hang Kia; Phàng A Sồng, xóm Chà Đáy, xã Pà Cò là những gia đình có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm nhờ phát triển kinh tế nông nghiệp. Anh Sùng A Pha, Bí thư chi bộ xóm Chà Đáy là người tiên phong trồng chè shan tuyết và cây ăn quả cho thu nhập cao. Hang Kia, Pà Cò đã đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS và xóa mù chữ. Đây là nỗ lực của không chỉ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai xã mà còn là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện, ngành Giáo dục và thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng đời sống văn hóa đối với nhân dân…

Và những kỳ vọng

Tỉnh Hòa Bình giàu bản sắc văn hóa dân tộc còn rất nhiều mô hình, điển hình về việc học tập, những người lao động sáng tạo đem lại hiệu quả kinh tế cao trong lao động và sản xuất, hay những tấm gương vươn lên trong học tập, không ngại tuổi tác như cụ ông Xa Văn Thế ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) gạt qua dư luận xã hội khi đã 70 tuổi nhưng vẫn học để lấy bằng THCS, gia đình chị Bùi Thị Tình ở phường Thái Bình (TP Hòa Bình) mặc dù rất khó khăn chỉ trông vào 1 sào ruộng và mảnh vườn 100 m2, nhưng nhờ tự học tập và đến Trung tâm học tập cộng đồng để nâng cao kỹ thuật nông nghiệp mà vườn rau của chị đã được canh tác theo mô hình trồng rau sạch, có thu nhập khá. Trên vùng lòng hồ sông Đà có ông Nguyễn Đình Tuy, hội viên khuyến học xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sinh sống trên đảo Dừa, vận động du khách đến thăm quan cùng xây dựng quỹ khuyến học giúp học sinh khó khăn. Dòng họ Vũ Đình xã Yên Trị, huyện Yên Thủy là dòng họ xuất sắc trong phong trào xây dựng dòng họ học tập, cách hoạt động bài bản của Ban Khuyến học dòng họ với góc học tập đạt tiêu chuẩn "4 có, 3 không”, đã đem lại hiệu quả học tập cho người học…

Đó là thành quả sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong việc quyết tâm xây dựng tỉnh Hòa Bình trở thành một xã hội học tập. Là việc thực hiện nghiêm túc, có nhiều biện pháp chỉ đạo, nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các cấp ủy, chính quyền địa phương. Hội Khuyến học tỉnh ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò của mình trong việc phối hợp với ngành GD&ĐT, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đưa Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị vào cuộc sống. Thực tiễn đã minh chứng rằng nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện thì phong trào nơi đó sẽ chất lượng và phát triển.

Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Công nghệ 4.0 đòi hỏi mỗi người trong xã hội cần phải học tập không ngừng, học tập mỗi ngày. Sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, sự phát triển của công nghệ sinh học, các ứng dụng của cơ sở dữ liệu lớn cần phải có sự đồng hành hiểu biết của con người để làm chủ tương lai, làm chủ xã hội. Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị đã đến từng bản làng, thôn xóm, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà cốt lõi của những thành tựu đó chính là việc mỗi người dân đều tự học tập để xây dựng đất nước trở thành một xã hội học tập. Đó cũng là thể hiện của ý Đảng với lòng dân đã hòa làm một.

Thanh Huyền
(Hội Khuyến học tỉnh)

Các tin khác


Thí sinh con em lãnh đạo Hà Giang bị tụt điểm sau chấm thẩm định

Hàng loạt thí sinh "về điểm thật” thấp hơn cả chục điểm sau khi Hội đồng chấm thẩm định công bố kết quả điểm thi mới của thí sinh Hà Giang trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Trong số đó, nhiều thí sinh là con em lãnh đạo chủ chốt đương nhiệm của tỉnh này.

Dấu ấn 10 năm xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Hòa Bình - địa phương được coi "thủ phủ xứ Mường” với 63,3% đồng bào Mường sinh sống, là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô. Nhận thức văn hóa, giáo dục là cái gốc của sự phát triển, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 (sau đây gọi là Chỉ thị 11-CT/TW) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, giờ đây, Hòa Bình đã tiến triển vượt bậc về văn hóa, giáo dục và là nền tảng thúc đẩy KT-XH phát triển.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thành lập Tổ công tác xác minh dấu hiệu bất thường về điểm thi tại Lạng Sơn, Sơn La

Dân trí Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ra Quyết định thành lập Tổ công tác của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 để kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Sơn La và Sở GD&ĐT Lạng Sơn.

Phù phép nâng "khống" điểm thi: "Cả xã hội đang chờ sự quyết liệt của Bộ Giáo dục"

"Cả xã hội đang chờ xem cách xử lý của Bộ GD- ĐT và đó cũng là cơ sở để người dân đánh giá sự quyết tâm của Bộ GD- ĐT trong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đổi mới cải tiến thi cử nói riêng"

Điểm thực của 16 thí sinh Hà Giang từng nằm trong nhóm cao nhất khối A1

Hà Giang có 16 thí sinh đạt từ 28 điểm thi/3 môn khối A1. Tuy nhiên, sau khi điểm thực của các em được Bộ GD-ĐT cập nhật lại, nhiều em không đạt nổi 10 điểm/3 môn thi.

Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm sai phạm Kỳ thi THPT Quốc gia ở Hà Giang

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý kết quả thi bất thường Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp Bộ Giáo dục – Đào tạo điều tra và xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục