Bạn không nên đánh giá trẻ chỉ qua một bài thi, hãy động viên về những điều con làm tốt và đừng quá lo lắng về điểm số.

Bài kiểm tra có giá trị và không thể thiếu ở giáo dục phổ thông, vì chúng đo lường kỹ năng cơ bản. Kỹ năng làm bài kiểm tra sẽ giúp trẻ trong suốt cuộc đời bởi chúng còn phải trải qua nhiều kỳ thi như lấy bằng lái xe, chơi thể thao, tìm kiếm việc làm...

Phòng Nghiên cứu và cải tiến giáo dục của Bộ Giáo dục Mỹ đưa ra một số cách đơn giản phụ huynh nên làm để giúp con phát triển kỹ năng làm tốt bài kiểm tra.

1. Đừng quá lo lắng về điểm thi

Nếu bạn quá nhấn mạnh, quan tâm việc con được điểm cao, điểm thấp, chúng sẽ cảm thấy khó chịu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con trước mỗi bài kiểm tra.

2. Khuyến khích con

Khen ngợi con vì những điều đã làm tốt. Cách này giúp con có động lực và sẽ làm hết sức mình. Trẻ em sợ thất bại có nhiều khả năng trở nên lo lắng khi làm bài kiểm tra và mắc lỗi nhiều hơn.


Ảnh:TNW

3. Đừng đánh giá trẻ chỉ bằng một bài thi

Một bài kiểm tra không phải là thước đo hoàn hảo về những gì đứa trẻ có thể làm bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm số. Ví dụ, con có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, bối cảnh phòng thi, thái độ của giáo viên...

4. Gặp gỡ giáo viên để thảo luận về sự tiến bộ của con

Hãy yêu cầu giáo viên giao cho con những bài tập phù hợp cả ở lớp lẫn ở nhà nhằm giúp con chuẩn bị tốt nhất cho các bài kiểm tra. Phụ huynh và giáo viên nên làm việc cùng nhau để có lợi cho học sinh.

5. Hãy chắc chắn con thường xuyên đi học

Hãy nhớ rằng các bài kiểm tra phản ánh thành tích tổng thể của trẻ. Càng nỗ lực, năng lượng trẻ đưa vào trong việc học càng nhiều thì khả năng chúng sẽ làm tốt hơn trong các bài kiểm tra càng cao.

6. Cung cấp nơi yên tĩnh, thoải mái để học tập tại nhà

Hãy dành cho con một căn phòng riêng, nơi chúng có thể tập trung vào việc học mà không có tiếng ồn phát ra từ tivi hay đài phát thanh.

7. Hãy chắc chắn con được nghỉ ngơi đủ

Không chỉ những ngày thi, kể cả ngày đi học bình thường, con cũng cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Khi trẻ mệt mỏi, chúng sẽ ít có khả năng tập trung chú ý trong lớp và tất nhiên sẽ khó có thể làm tốt một bài kiểm tra.

8. Cho con chế độ ăn uống cân bằng

Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp con có tâm trí khỏe mạnh, năng động. Hãy chú ý đến những bữa ăn của con, đặc biệt là bữa ăn tại trường.

9. Cung cấp sách và tạp chí cho con đọc ở nhà

Bằng cách đọc các tài liệu mới, trẻ sẽ học được nhiều từ, kiến thức mới - những thứ có thể xuất hiện trong một bài kiểm tra. Bạn có thể tham khảo đề xuất về những cuốn sách nên cho con đọc từ trường hoặc từ các thư viện công cộng.

TheoVnexpress

Các tin khác


Ngành Giáo dục tỉnh bàn giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị bàn các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên.

Thấy gì từ việc cán bộ quản lý giáo dục huyện Tân Lạc không đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị?

(HBĐT) - Ngày 13/6/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND quyết định "về việc phê duyệt Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non công lập trực thuộc UBND huyện, thành phố và Sở GD&ĐT”. Đối chiếu theo quyết định này thì huyện Tân Lạc hiện có gần 42% cán bộ quản lý giáo dục (hiệu trưởng và hiệu phó) các trường học trên địa bàn chưa đạt chuẩn yêu cầu về trình độ lý luận chính trị theo khung năng lực tối thiểu.

Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã tại tỉnh ta

(HBĐT) - Kinh nghiệm cải cách hành chính của các nước trên thế giới cho thấy: việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trong trong thành công của cải cách. Nhu cầu cần đáp ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng, vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra. Việc đưa ra các quyết sách phù hợp với từng ngành, từng địa phương, với từng hoàn cảnh và điều kiện, trên cơ sở các mục tiêu chung, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực phù hợp và liên tục được tăng cường.

Tách thi THPT thành 2 phần: Đề thi cần chuẩn hóa

Liên quan đến đề xuất tách kỳ thi THPT quốc gia thành hai phần, TS. Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học cho rằng Bộ GD&ĐT phải tập trung hoàn thiện quy trình làm đề thi để đề thi phải được chuẩn hóa.

Ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT giai đoạn 2018 – 2021

(HBĐT) - Ngày 17/9, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với UBMTTQ tỉnh – Hội Người cao tuổi tỉnh – Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh – Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT giai đoạn 2018 – 2021.

Bảy giải pháp đổi mới thi THPT quốc gia năm 2019

Ngày 17-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) họp Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2018. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố nhằm đề xuất các giải pháp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục