(HBĐT) - Hàng ngày, bắt đầu từ 5h sáng, Bùi Thị Huyền ở xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) cùng em gái phải thức dậy chuẩn bị đến trường. Để đến trường, chị em Huyền và 20 bạn ở xóm Ngòi phải vượt qua lòng hồ sông Đà mênh mông nước...


Trước khi lên thuyền về nhà, các em học sinh ở xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong) đều mặc áo phao và phương tiện cứu sinh. 

Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Nhàn, Chủ tịch UBND xã Ngòi Hoa chia sẻ: Là xã vùng hồ nhưng chỉ có học sinh ở xóm Ngòi đến trường phải đi bằng thuyền. Do trường tiểu học có chi trường đặt ở xóm nên học sinh THCS trở lên đến trường ở khu trung tâm xã mới phải đi bằng thuyền. Quãng đường từ xóm đến trường khoảng 7 km, trong đó phần lớn là đi bằng thuyền. Do vậy, hàng ngày các cháu đều phải dậy từ lúc 5h rồi ra bến cùng nhau đi đến trường. Trước đây, việc đưa đón các cháu đi học đều do phụ huynh cắt cử nhau. Mới đây, xã được tặng 1 chiếc thuyền máy, đã dành làm phương tiện cho học sinh ở xóm Ngòi đi học. Ngoài ra, hàng năm, xã vận động, kêu gọi các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị trao tặng áo phao, phương tiện nổi, cứu sinh cho các em. Nhờ đó, đến nay 100% học sinh của xóm Ngòi đều được trang bị áo phao và phương tiện nổi đảm bảo an toàn nên không có trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Vầy Nưa (Đà Bắc) cũng là xã vùng hồ với 5/5 xóm giáp với lòng hồ sông Đà. Theo đồng chí Bàn Thị Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa, xã hiện có 65 học sinh ở các xóm: Săng Trạch, Nưa, Tham, Thín, Bờ phải đi học bằng thuyền. Trong đó, xóm Săng Trạch nhiều nhất với hơn 20 cháu. Bình thường các cháu đến trường được phụ huynh đưa đi. Cũng có một số cháu lớn hơn tự chèo thuyền đến trường. Để đảm bảo an toàn cho các cháu, hàng năm, xã phối hợp với nhà trường tổ chức các lớp học bơi, tuyên truyền về phòng, chống đuối nước cho học sinh. Ngoài ra, xã cũng tiếp nhận và trao đến tất cả học sinh áo phao, phương tiện nổi. Đồng thời, phối hợp với các nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục học sinh nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ, mặc áo phao trước khi xuống thuyền.

Hiệu trưởng trường THCS Vầy Nưa Đinh Phi Khanh cho biết: Đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường bằng phương tiện thủy, trong chương trình học hàng năm, nhà trường thường xuyên đưa nội dung tuyên truyền về đảm bảo ATGT đường thủy vào chương trình giảng dạy ngoại khoá cho các em. Nhà trường cũng đặt ra một yêu cầu bắt buộc đối với học sinh đến trường bằng phương tiện thuỷ là trước khi xuống thuyền phải mặc áo phao.

Còn ở xã Thung Nai (Cao Phong), là người thường xuyên đưa đón học sinh từ nhà đến trường và từ trườngvề nhà, bao giờ cũng vậy, trước khi cho thuyền rời bến, anh Bùi Văn Dũng ở xóm Tiện đều kiểm tra, cài áo phao thật chắc chắn cho lũ trẻ. Anh chia sẻ, sông nước có nhiều bất trắc, chẳng biết thế nào mà lường trước được. Mình cứ phải kiểm tra cẩn thận trước khi cho thuyền rời bến đưa các cháu về nhà. Khi đã lên thuyền, dù thiếu một cái áo phao mình nhất định không rời bến.

Có thể nói, việc đảm bảo an toàn cho học sinh vùng hồ đến trường bằng phương tiện thủy những năm qua đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm. Trung tá Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng Phòng CSGT - Công an tỉnh cho biết: Thực hiện chương trình công tác hàng năm, Phòng CSGT thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường thủy cho người dân các xã thuộc vùng lòng hồ sông Đà. Qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành các quy định pháp luật của người dân. Từ việc tuyên truyền, học sinh ở các xã phải đi học bằng phương tiện thủy luôn có ý thức chấp hành quy định về việc mặc áo phao khi lên thuyền. Bên cạnh đó, Phòng CSGT phối hợp với Ban ATGT tỉnh thường xuyên tổ chức trao tặng dụng cụ nổi cho học sinh. Đầu tháng 11/2018, đơn vị đã phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa và phòng, chống đuối nước cho hàng trăm học sinh trường TH&THCS Tiền Phong (Đà Bắc). Trong dịp này đã trao tặng 400 dụng cụ nổi cho học sinh.

Từ việc quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền và tạo chuyển biến về ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo ATGT từ học sinh nên liên tục trong nhiều năm qua, trên địa bàn các xã vùng hồ của tỉnh không có vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng nào xảy ra đối với học sinh vùng lòng hồ sông Đà.

                                                                                                    Mạnh Hùng

 


Các tin khác


Hội thảo về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

(HBĐT) - Ngày 27/11, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp Sở LĐ – TB&XH đã tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.

96 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào "Giỏi việc trường - đảm việc nhà" được khen thưởng

(HBĐT) - Ngày 27/11, Công đoàn Giáo dục Hòa Bình tổ chức hội nghị sơ kết phong trào "Giỏi việc trường - đảm việc nhà" giai đoạn 2016-2018. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Công đoàn Giáo dục Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, Sở GD&ĐT và 96 tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Bắt nhịp cuộc sống cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ bộ môn tin học

(HBĐT) - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại.

Cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện, ủng hộ

(HBĐT) -Theo số liệu của Sở GD&ĐT, hiện nay toàn tỉnh có 58/84 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 69%), trong đó 51 trường đạt chuẩn mức độ 1, 7 trường đạt chuẩn mức độ 2. Toàn tỉnh có 5.224 cán bộ, giáo viên cấp tiểu học, trong đó trình độ vượt chuẩn cán bộ quản lý 433/434, đạt 99,76%; trình độ vượt chuẩn của giáo viên 3.772/4.790, đạt 76,6 %.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Xử lý thật nghiêm cô giáo phạt học sinh 231 cái tát

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, dù nguyên nhân là gì thì việc cô giáo ở Quảng Bình phạt học sinh bằng 231 cái tát là hoàn toàn không chấp nhận được và kiên quyết xử lý thật nghiêm.

Tình nghĩa thầy-trò tại những mái trường đặc biệt

Không giống như những lớp học bình thường khác, học trò của lớp học đặc biệt là những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh nan y, là người khuyết tật hoặc đang ở tận nơi "đỉnh trời” Tổ quốc. Hành trình đến với con chữ có muôn vàn khó khăn, vất vả nhưng đồng hành cùng các em luôn có những thầy cô nhiệt huyết, giàu lòng yêu nghề, yêu trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục