(HBĐT) -Theo số liệu của Sở GD&ĐT, hiện nay toàn tỉnh có 58/84 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 69%), trong đó 51 trường đạt chuẩn mức độ 1, 7 trường đạt chuẩn mức độ 2. Toàn tỉnh có 5.224 cán bộ, giáo viên cấp tiểu học, trong đó trình độ vượt chuẩn cán bộ quản lý 433/434, đạt 99,76%; trình độ vượt chuẩn của giáo viên 3.772/4.790, đạt 76,6 %.

 


Trường tiểu học thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn quốc gia, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực tế quá trình triển khai xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại tỉnh ta gặp một số khó khăn như: có tới 86/210 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 40,9%; điều kiện phát triển KT-XH chưa thuận lợi, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; ngân sách hạn hẹp nên quá trình đầu tư xây dựng trường chuẩn còn nhiều hạn chế. Một số trường tiểu học chưa đủ phòng học để tổ chức học 2 buổi/ngày. Các phòng bộ môn, năng khiếu tự chọn, phòng truyền thống, thư viện... chủ yếu là sử dụng các phòng học. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ở một số đơn vị, trường học chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác quản lý, sử dụng các công trình vệ sinh và nước sạch chưa tốt, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Đội ngũ giáo viên đủ định biên giáo viên tiểu học trên lớp nhưng thiếu giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật và Thể dục, tiếng Anh, Tin học. Việc học 2 buổi/ngày ở các địa phương miền núi khó khăn về kinh phí. Nhiều trường trung tâm thành phố diện tích đất không đủ.

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT cho biết: Các trường đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh trong các nhà trường đã hoạt động tích cực và huy động đóng góp của nhân dân để cải tạo cơ sở vật chất, tăng cường các điều kiện dạy học. Ngoài ra, các trường học năng động tìm nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ mua sắm thiết bị dạy học, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có thành tích cao trong học tập. Cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Một số địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và có tỷ lệ đạt cao như: Kỳ Sơn 100%, Yên Thủy 78%, Tân Lạc 69%, Lương Sơn 67%...

Có thể khẳng định, qua 20 năm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất trường học trên địa bàn toàn tỉnh có sự đổi thay toàn diện từ diện mạo bên ngoài đến chất lượng bên trong; từ khuôn viên, môi trường đến các công trình, thiết bị. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện đã tác động tích cực đến quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả giáo dục của các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD&ĐT. Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mà đã được cả hệ thống chính trị và nhân dân các địa phương quan tâm thực hiện, ủng hộ. Nhiều xã, phường, thị trấn đã mở rộng khuôn viên, tăng quỹ đất cho các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia. Trung bình mỗi năm học, toàn tỉnh có thêm 5 - 8 trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp tiểu học.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia còn một số hạn chế như: tiến độ xây dựng trên toàn tỉnh còn chậm. Qua 20 năm, toàn tỉnh có 86 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 65,2%. Việc đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia giữa các cấp học ở một số huyện chưa cân đối. Một số địa phương, tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia khá thấp như: Đà Bắc (33%), Lạc Sơn (40%), Kim Bôi (44%)...

Khắc phục những khó khăn đó, ngành GD&ĐT đang triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu củng cố, giữ vững và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 89% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Một số địa phương như: TP Hòa Bình, Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn sẽ có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

                                                                                         Dương Liễu 


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục