(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 23 trường mầm non với 240 nhóm, lớp. 100% nhà trường thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mô hình đã góp phần quan trọng xây dựng, sắp xếp môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp, khích lệ sự sáng tạo và ham hiểu biết, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. 


 Trường mầm non Tân Thành, xã Tân Thành (Lương Sơn) trang trí, tổ chức lớp học sinh động, đẹp mắt, giúp trẻ hứng thú học tập.

Đưa chúng tôi đi thăm cơ sở vật chất nhà trường, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường, Hiệu trưởng trường mầm non Tân Thành (xã Tân Thành cho biết: Nhà trường hiện có 14 nhóm lớp với 430 cháu, gồm 1 điểm trường chính và 3 chi lẻ ở xóm Tiên Hội, Đồng An, Chợ Nội. 100% trẻ ăn bán trú, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 3,3%. Thực hiện việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trường đã sắp xếp các khu vực trong và ngoài lớp học theo hướng tận dụng không gian để trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt. Các góc hoạt động trong và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, 23/23 trường mầm non trên địa bàn huyện đều có nhiều cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh, môi trường trong và ngoài lớp học gần gũi, thân thiện với trẻ. 100% trường khai thác, sử dụng tối đa không gian ngoài trời tổ chức các hoạt động của trẻ như: góc chợ quê, thư viện mini của bé, vườn rau sạch của bé, vườn hoa cho bé, khu giáo dục thể chất…

Đồng chí Hoàng Thị Tuyết, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn đánh giá: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đội ngũ giáo viên các nhà trường đã đổi mới, xây dựng kế hoạch giáo dục, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức sáng tạo trong tổ chức thực hiện chuyên đề. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp. Giáo viên sáng tạo làm ra nhiều sản phẩm đồ dùng tự tạo bằng các nguyên liệu, vật liệu có sẵn ở địa phương cho trẻ chơi và thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên đã nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Đồng thời xây dựng, sắp xếp môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp, khích lệ sự sáng tạo và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.

Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT, mô hình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần giúp trẻ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp với khả năng của trẻ. Giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm, thể hiện thái độ cảm xúc, suy nghĩ của mình tự nhiên, thoải mái. Tích cực hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, sử dụng đồ dùng, đồ chơi phù hợp, hiệu quả. Trẻ cũng đã phát huy tinh thần tập thể làm việc nhóm. Qua đó, trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1. Tiêu biểu trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là các trường mầm non: Cửu Long, Cao Thắng, Tân Thành, Long Sơn, Cao Dương…


                                                                     Dương Liễu


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục