(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, năm 2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ xâm hại tình dục trẻ em và trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 5 vụ xâm hại tình dục trẻ em (Đà Bắc 2 vụ, Lạc Sơn 2 vụ, Kim Bôi 1 vụ). Đặc biệt, có những vụ việc trẻ bị người thân như bố đẻ, chú, bác, hàng xóm… xâm hại gây hậu quả vô cùng nặng nề. Trước thực tế đó, ngành GD&ĐT đã triển khai những giải pháp cấp bách để phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em.


Đưa chúng tôi đi thăm phòng y tế của nhà trường với đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt là "Góc tư vấn” trang trí thân thiện, đồng chí Đỗ Thị Thắng, Phó hiệu trưởng trường TH&THCS xã Tòng Đậu (Mai Châu) cho biết: Để thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, nhà trường đã kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định. Củng cố, kiện toàn,quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế học đường, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,tư vấn tâm lý trong trường học;tăng cường các biện pháp thu thập thông tin, qua đó nắm bắt hoàn cảnh học sinh để có giải pháp giáo dục, hỗ trợ thích hợp. Nhà trường cũng quan tâm nâng cao hiệu quả công tác khám sức khỏe định kỳ, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho học sinh trong và ngoài nhàtrường. Gắn nội dung về giới tính, kỹ năng, biện pháp tự bảo vệ bản thân phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em… trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Quyết tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, không có bạo lực.


"Góc tư vấn" của trường TH&THCS xã Tòng Đậu (Mai Châu) giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng sống, phòng tránh xâm hại.

Thời gian qua, các nhà trường trên địa bàn tỉnh đã tăng cường tham mưu với các cấp chính quyền, phốihợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và gia đình học sinh trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tích cực vận động, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quan tâm sâu sát việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện hiệu quả giáo dục hòa nhập đối với trẻ khuyết tật trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng trẻ em theo quy định của Nhà nước.

Đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc "Tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2018 - 2020”, Sở đã ban hành Kế hoạch số 143 với mục đích yêu cầu các đơn vị, nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở để quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn đuối nước, phòng chống ma túy và bạo lực xâm hại trẻ em. Để làm được điều đó, sởtích cực tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục trong việc chủ động phát hiện, phòng ngừa các tình huống bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đối với trẻ em, học sinh. Sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thiết lập kênh tiếp nhận thông tin, phản ánh về các tình huống bạo lực, xâm hại. Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em, áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu,tiến tới loại bỏ các tình huống gây nguy hại đối với trẻ em, học sinh.


Dương Liễu

Các tin khác


Giao lưu “Ấm tình bè bạn” tại trường TH&THCS Lập Chiệng

(HBĐT) - Ngày 2/3, tại trường TH&THCS Lập Chiệng, huyện Kim Bôi đã diễn ra chương trình giao lưu giữa học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) và trường TH&THCS Lập Chiệng với chủ đề "Ấm tình bè bạn”. Chương trình có sự phối hợp của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh).

44,52% trường đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Năm qua, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đã nhận được sự tham gia, chung tay của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong tỉnh… nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất cho các nhà trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia.

Cô và trò nơi rốn lũ mong mỏi một ngôi trường mới

(HBĐT) - Trận mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 10/2017, trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình làm nhiều người bị chết, nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, trường học, nhà cửa, tài sản hoa mầu của hàng trăm hộ dân bỗng chốc bị chôn vùi. Đã hơn một năm trôi qua, mặc dù được đầu tư, khắc phục cơ bản nhưng nỗi ám ảnh kinh hoàng đấy vẫn còn đọng lại trong ký ức của người dân vùng cao khó khăn nơi đây.

Bộ GD-ĐT đề ra năm giải pháp tăng cường thể lực cho học sinh

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết thời gian tới sẽ triển khai đồng bộ năm giải pháp để thực hiện tốt Chương trình bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

Dạy học sinh kỹ năng tự vệ

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ như phòng, chống bắt cóc và xâm hại tình dục cho học sinh là một trong các hoạt động của giáo dục kỹ năng sống đã và đang được thực hiện tại nhiều trường mầm non, phổ thông.

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học

Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; thiếu nhà tập thể dục, thể thao... Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, diễn ra sáng 23-2, ở Trường đại học Sư phạm Thể dục - Thể thao Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục