(HBĐT) - Tại nhà văn hóa xóm Cang, xã Đoàn Kết (Đà Bắc), hơn 40 em học sinh trường Mầm non Đoàn Kết với nhiều nhóm lớp đang chen chúc học nhờ, học tạm tại căn phòng xập xệ chưa đầy 40 m2. Tình trạng này đã kéo dài từ hơn một năm kể từ ngày cơn lũ lịch sử đi qua. Từ đó đến nay, nhà văn hóa xóm Cang đã trở thành trường học bất đắc dĩ của giáo viên và học sinh trên địa bàn xã nơi đây.


Trận lũ lịch sử quét qua địa bàn xã Đoàn Kết vào tháng 10/2017 đã làmhư hỏng nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân địa phương. Trong đó, điểm trường chính của trường Mầm non Đoàn Kết tại xóm Cang bị sập tường, bùn đất ngập sâu đến hàngmét,trang thiết bị dạy học bị chôn vùi dưới lớp đất, đá. Toàn bộ công trình trường học bị phá hủy, công tác dạy và học tạm ngừng hoạt động. Đồng chí Nguyễn Thị Mai, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Đoàn Kết cho biết: "Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, chính quyền xã đã tạo điều kiện cho nhà trường được mượn nhà văn hóa xóm Cang để tiếp tục duy trì công tác dạy và học. Tuy nhiên, do không đủ phòng học, nhà trường phải bố trí kinh phí để thuê thêm 2 căn nhà của các hộ dân sinh sống xung quanh để làm phòng học và bếp ăn”.

Chúng tôi cómặt tại đây mới thấu hiểu được những vất vả mà cô trò trường Mầm non Đoàn Kết đang phải gồng mình tiếp tục công tác dạy và họcđể không bị "đứt gánh giữa chừng”. Theo quan sát của chúng tôi, nhà trường hiện có 3 nhóm lớp, mỗi phòng học được ngăn đôi bằng những chiếc bạt cũ kỹ. Mái nhà văn hóa được lợp bằng tôn nên khi nắng lên thì nóng như mùa hè, tắt nắng thì chẳng khác gì mùa đông. Nước sinh hoạt không có, các cô giáo phải góp tiền mua ống nhựa dẫn nước từ con suối gần đó về dùng nhưng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Hệ thống điện chiếu sáng cũng thường xuyên trục trặc, không đảm bảo phục vụ công tác dạy và học của cô trò nhà trường.


Giáo viên và học sinh trường Mầm non Đoàn Kết, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) học trong phòng học tạm tại nhà văn hóa xóm Cang.

Bên cạnh đó, mưa lũ cũng đã làm hư hỏng trang thiết bị dạy học. Do đó, nhà trường phải kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để có kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng học tập. Khuyến khích giáo viên sáng tạo, tự tay tạo ra những đồ dùng học tập dễ làm phục vụ công tác giảng dạy.

CôHà Thị Huyền, giáo viên trường Mầm non Đoàn Kết chia sẻ: "Ngoài những thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đều trăn trở nhất đối với chúng tôi hiện nay là nhà văn hóa xóm Cang chưa có nhà vệ sinh. Do đó, cô trò nhà trường gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhà văn hóa đã được xây dựng từ lâu, vào mùa mưa, thường xuyên xảy ra tình trạng dột nước từ mái nhà xuống. Chính vì vậy, chúng tôi cảm thấy lo lắng khi trẻ được nuôi dạy và chăm sóc trong điều kiện thiếu thốn cơ sở vật chất, không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường như hiện nay. Mong muốn lớn nhất của phụ huynh, cô trò nhà trường là được xây dựng một ngôi trường mới.”

Chia sẻ thêm về vấn đề này, đồng chí Lường Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: "Hiện nay, xã đã quy hoạch khu đất tại xóm Cang để xây dựng trường Mầm non Đoàn Kết trên diện tích đất 5.000 m2. Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai khẩn trường và đã hoàn thành vào cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, do nguồn lực để xây dựng trường học lớn mà địa phương không đáp ứng được. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ kinh phí để trường Mầm non Đoàn Kết sớm được xây dựng. Bên cạnh đó, xã cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm giúp đỡ nhà trường về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.

 

Đức Anh


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục