Có sự thiếu nhất quán trong thông tin giữa Bộ GD-ĐT, các đơn vị liên quan và nhận định của chuyên gia xung quanh vụ 58 bài thi trắc nghiệm của 34 thí sinh Tây Ninh bị điểm 0.


Điểm thi tốt nghiệp THPT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi người. Trong ảnh: học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, TP.HCM xem điểm thi THPT quốc gia 2019 trên báo Tuổi Trẻ điện tử - Ảnh: NHƯ HÙNG

Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, nguyên nhân của sự việc này là do thí sinh tô sai mã đề, tô nhầm số báo danh và tô mờ đáp án.

Phải kiểm tra

Trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện chấm trắc nghiệm thi THPT quốc gia, PGS.TS Trần Văn Tớp - hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trưởng ban chấm thi trắc nghiệm tại Thanh Hóa năm nay - cho biết theo quy trình chấm thi năm nay, sau khi scan các túi bài thi và mã hóa, gửi file gốc cho Bộ GD-ĐT, hội đồng chấm thi mới chuyển sang bước kiểm dò, phát hiện lỗi.

Theo ông Trần Văn Tớp, từ thực tế chấm thi của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở Thanh Hóa cho thấy có hai loại lỗi ở bài thi trắc nghiệm. Một loại là lỗi bắt buộc phải sửa thì phần mềm chấm thi mới cho nhận diện chấm, đó là thí sinh tô sai số báo danh, tô sai mã đề. 

Loại lỗi thứ hai là thí sinh tô phương án trả lời quá mờ, hoặc thay đổi phương án trả lời nhưng xóa không hết phương án đã chọn trước đó, với loại lỗi này phần mềm chấm thi khuyến cáo nên kiểm tra.

"Nếu phần mềm ổn định thì trường hợp tô sai mã đề, số báo danh, hoặc tô nhầm số báo danh, mã đề của thí sinh khác, nếu không sửa, máy sẽ loại không chấm. Vì thế tôi không rõ các trường hợp thí sinh ở Tây Ninh rơi vào lỗi gì. Nhưng nếu do tô sai mã đề và số báo danh mà hội đồng chấm trắc nghiệm không kiểm tra thì cũng khó hiểu" - ông Tớp bày tỏ băn khoăn.

Đề cập đến trường hợp tô mờ, xóa không sạch, ông Tớp cho biết đây là lỗi gặp rất nhiều ở Thanh Hóa: "Chúng tôi đã phải mở 11.000 bài thi trắc nghiệm để kiểm tra lỗi do phần mềm khuyến cáo xem xét. Hội đồng chấm thi xem xét kỹ từng bài. 

Có những bài phải zoom hết cỡ để kiểm tra có đúng thí sinh đã tô phương án trả lời nhưng mờ không. Những trường hợp không rõ sẽ không sửa, nhưng những trường hợp xác định được thì sẽ sửa để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh. Chúng tôi đã sửa 1.000 bài thi trong số này".

PGS.TS Nguyễn Việt Hà, hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn vị chấm thi trắc nghiệm cho Hà Nội, cũng xác nhận phần mềm chấm thi năm nay tự động phát hiện lỗi sai. 

"Những trường hợp tô sai số báo danh, mã đề đều báo lỗi và bộ phận chấm thi sẽ kiểm tra, đối sánh để sửa lại. Duy có trường hợp thí sinh tô nhầm mã đề, số báo danh của thí sinh vắng mặt trong buổi thi thì phần mềm có thể không phát hiện được. Tuy nhiên, hội đồng chấm thi làm đúng trách nhiệm thì phải cập nhật dữ liệu về thí sinh vắng mặt để phát hiện lỗi kiểu này" - ông Hà nói.

Không chỉ lỗi của thí sinh?

Nhiều cán bộ ở các trường ĐH làm công tác chấm thi trắc nghiệm các bài thi THPT quốc gia 2019 không đồng ý với quan điểm cho rằng chỉ có lỗi của thí sinh.

Cán bộ một trường ĐH tham gia chấm thi khu vực phía Nam cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc máy chấm sai có thể đến từ ba yếu tố: thí sinh, người chấm và phần mềm. Thí sinh có thể tô sai mã đề, chưa xóa kỹ câu trả lời bỏ, đó là lỗi của thí sinh. 

Khi chấm, cán bộ chấm thi không nhận ra các lỗi này hoặc phát hiện nhưng không biết sửa thế nào, đó là lỗi của cán bộ chấm thi. Khi phần mềm không nhận diện được bài thi, đó là phần mềm lỗi.

"Không phải lỗi nào phần mềm cũng báo. Thực tế trong quá trình chấm, chúng tôi cũng gặp trường hợp phần mềm không nhận dạng được bài thi hoặc nhận dạng không đúng. Chúng tôi phát hiện và báo cáo bộ để chỉnh sửa, cập nhật phần mềm rất nhiều lần trong suốt quá trình chấm thi" - vị cán bộ này nói thêm.

Tương tự, đại diện một trường ĐH khác cũng cho biết khi chấm thi, lúc đưa dữ liệu vào phần mềm chấm, có một số bài thi bị nhận diện ngang (trong khi phải nhận diện đứng) mới chấm được. Sau khi báo cáo bộ trường hợp này thì đã được cập nhật phần mềm chấm thi. 

Do vậy, trong trường hợp 58 bài thi bị điểm 0 tại Tây Ninh, có thể phần mềm lỗi, cán bộ chấm thi không phát hiện, không thực hiện cập nhật phần mềm. Có lẽ cán bộ chấm thi đã bỏ qua một khâu nào đó của quy trình chấm thi mới xảy ra lỗi như thế.

Bên cạnh đó, ở khâu ráp điểm, đối soát điểm cũng có thể phát hiện những bất thường này và khắc phục nhưng cũng bị bỏ qua. 

"Dù thí sinh có lỗi khi tô sai, tô mờ cũng không thể khiến một bài thi 8 điểm thành 0 điểm được, thậm chí hàng loạt bài thi, môn thi bị điểm 0 như thế. Đó là lỗi phần mềm trước tiên và cái chính là lỗi của người chấm, không phát hiện sai sót để điều chỉnh kịp thời. Nói lỗi đó hoàn toàn của thí sinh là không thỏa đáng" - vị này khẳng định.


Theo Báo Tuổi Trẻ

Các tin khác


Học sinh bắt đầu tựu trường từ ngày 5/8

(HBĐT) - Ngày 16/7, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1514/QĐ – UBND ban hành "Kế hoạch thời gian năm học 2019 – 2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”.

Bộ GDĐT lên tiếng về ý tưởng "mùa khai giảng không bóng bay”

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa biểu dương, khen ngợi em Nguyễn Nguyệt Linh (học sinh lớp 5M2, Trường Marie Curie, Hà Nội) đã viết bức thư gửi tới 40 trường học ở Hà Nội nhằm kêu gọi ngừng hoặc hạn chế thả bóng bay trong ngày khai giảng. Thứ trưởng Nghĩa cho biết, ngành Giáo dục khuyến khích mùa khai giảng "không bóng bay”.

Đoàn học sinh tỉnh ta giành huy chương vàng tại cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (WICO)

(HBĐT) - Từ ngày 25 – 27/7, tại Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế Thế giới (WICO) năm 2019 với sự tham dự của 22 nước trên thế giới với 345 phát minh, sáng chế ở tất cả các lĩnh vực khoa học.

Tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

(HBĐT) - Trong xu thế hội nhập toàn cầu, hợp tác, giao lưu quốc tế là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động GD&ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Do đó, ngành GD&ĐT tỉnh ta đã tích cực đẩy mạnh hoạt động này trong những năm gần đây để các cơ sở giáo dục được tiếp cận với các nền giáo dục trên thế giới. Từ đó chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…

Hơn 3 điểm/môn có thể đỗ đại học: Không nên đánh đổi chất lượng lấy số lượng

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho rằng, trường đại học không vì tuyển đủ chỉ tiêu mà hạ điểm sàn quá thấp, không đánh đổi chất lượng lấy số lượng, không nên căn cứ vào nguồn tuyển để hạ điểm sàn.

Tập huấn "Nhận thức về tin tức giả mạo và an toàn thông tin trên mạng xã hội"

(HBĐT) - Trong 2 ngày 23 - 24/7, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn về "Nhận thức về tin tức giả mạo và an toàn thông tin trên mạng xã hội". Ông Bùi Thanh Tâm, Phó Trưởng ban Thời sự - Chính trị, Báo Pháp luật TP.HCM trực tiếp giảng dạy. Tham dự lớp tập huấn có hơn 20 phóng viên, biên tập viên đến từ các báo, tạp chí Trung ương và địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục