Sau khi hàng trăm học viên học văn bằng hai của Đại học Đông Đô tại Hải Phòng có đơn kêu cứu vì thi tốt nghiệp nhưng không được cấp bằng, nhà trường đã hẹn có buổi đối thoại với các học viên trong ngày 25.8. Nhưng sau đó, đại diện trường không trả lời các câu hỏi, kiến nghị của học viên, chỉ nói sẽ "rà soát lại để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo”.


Các học viên lớp văn bằng 2 Luật Kinh tế của Đại học Đông Đô tổ chức tại Hải Phòng cho biết, theo thông báo đăng trên facebook (cách liên lạc duy nhất giữa trường với học viên Hải Phòng), nhà trường hẹn 10h sáng 25.8, hai hiệu phó của Đại học Đông Đô là ông Lê Ngọc Tòng và bà Trần Thị Kim Oanh sẽ có buổi làm việc với Trung tâm Giáo dục từ xa Hải Phòng, sinh viên lớp LK522.03 và đại diện cho sinh viên các lớp LK522.02, 04, 05 để giải quyết các vấn đề mà thời gian gần đây, báo chí nêu về nhà trường.


Đại diện trường Đông Đô không trả lời các câu hỏi, kiến nghị của học viên Hải Phòng.

Tuy nhiên, đến 11h30, nhóm người của Trường Đại học Đông Đô mới đến. Thành phần làm việc cũng không có hai hiệu phó như thông báo, chỉ có một người giới thiệu tên là Hiệp, một người tên Thảo (tự giới thiệu là Phó phòng Đào tạo Trường Đại học Đông Đô).

Tại buổi gặp gỡ, nhiều học viên lớp hệ chính quy văn bằng 2 Khoa Luật kinh tế ngoài giờ tại Hải Phòng có chung nỗi lo lắng vì sau hơn 2 năm vừa đi làm vừa học, học thật thi thật, giờ không được cấp bằng thì nhà trường bồi thường thiệt hại cho các học viên như thế nào? Nhiều cán bộ công chức đi học lớp này còn bị ảnh hưởng đến uy tín, công việc.

Tuy nhiên, trả lời các học viên, đại diện Trường Đại học Đông Đô chỉ giải thích về số tiền đã thu chỉ là "học phí” và đã thu theo đúng quy định. Về tính pháp lý của khóa học này, theo đại diện trường, Đại học Đông Đô đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xin được đào tạo cấp văn bằng hai; nhưng đại diện trường đã không trả lời được câu hỏi vì sao chưa được cấp phép đã tổ chức lớp học, cũng như câu hỏi bao giờ cấp bằng cho các học viên? Đại diện trường chỉ cho biết sẽ "rà soát và báo cáo Bộ”!

Ngoài lớp văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế với khoảng 200 học viên nói trên, Trường Đại học Đông Đô còn liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để tuyển sinh hàng trăm học viên khác, những học viên này đã hoàn thành các nội dung học tập theo chương trình và đã thi tốt nghiệp nhưng chưa được cấp bằng.

Như Lao Động đã đưa tin, đầu tháng 8.2019, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can với ông Trần Khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị), Dương Văn Hòa (Hiệu trưởng), Trần Ngọc Quang (Phó trưởng Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên) cùng hai cán bộ Đại học Đông Đô là Phạm Vân Thuỳ và Lê Thị Lương về tội"Giả mạo trong công tác”theo điều 359 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, từ cuối năm 2018 đếnđầu năm 2019, Đại học Đông Đô đã cấp 600-700 văn bằng 2 với mức phí từ 28 đến 35 triệu đồng mỗi văn bằng. Các lớp văn bằng 2 này không thông báo tuyển sinh, không lập hội đồng chấm thi, không phê duyệt danh sách học viên và cán bộ coi thi, học viên chỉ cần chép đáp án của 27 tín chỉ để hoàn thiện thủ tục đầu ra. Học viên chủ yếu là cán bộ, công chức cần văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để được nâng lương, nâng ngạch, thi tuyển biên chế.

Về lớp văn bằng 2 Luật Kinh tế tại Hải Phòng (có khoảng 200 học viên) do Trường Đại học Đông Đô đào tạo đã học và thi xong tốt nghiệp nhưng không được cấp bằng, trả lời Lao Động, ông Nguyễn Văn Thiện – Giám đốc Trung tâm Giáo dục từ xa Hải Phòng - nói rằng phía trung tâm chỉ cho thuê địa điểm để Trường Đông Đô dạy học. Trên thực tế, người của Trung tâm lại đứng ra thu hồ sơ tuyển sinh, thu tiền học phí và cử giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.



Theo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn sẵn sàng bước vào năm học mới 2019 - 2020

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Toàn huyện hiện có 69 đơn vị trường học, 202 điểm trường, 1.194 nhóm lớp và trên 32.300 học sinh. Huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức khai giảng năm học mới và ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường năm học 2019-2020. Theo đó, các cấp học, bậc học trong huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch thời gian năm học và các điều kiện cần thiết cho năm học 2019 - 2020.

Tại sao trường tư thục chất lượng cao nhưng luôn “khát” học sinh?

"Khối các trường tư thục, tư nhân còn gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách, cơ chế hoạt động… dẫn đến tình trạng trường tư không đủ số học sinh nhập trường, trong khi đó trường công lập bị quá tải sĩ số, 60 học sinh/lớp”.

Vụ trường ĐH Đông Đô: Có bao nhiêu thạc sĩ, tiến sĩ sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh bất hợp pháp?

Trường Đại học Đông Đô đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo "chui” để cấp văn bằng 2 (VB2) ngành ngôn ngữ Anh hệ chính quy. Câu hỏi đặt ra: Liệu còn bao nhiêu trường đào tạo VB2 ngành ngôn ngữ nước ngoài bất hợp pháp?, có bao nhiêu thạc sĩ, tiến sĩ sử dụng VB2 này?

Thành phố Hòa Bình: Tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Theo giới thiệu của các đồng chí Hội Khuyến học TP Hòa Bình, chúng tôi đến tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề "Tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe” của câu lạc bộ (CLB) 20/10, phường Phương Lâm.

Lo lạm thu trong năm học mới

Cứ vào mỗi năm học mới, một trong những nỗi lo thường trực của phụ huynh là lạm thu.

Tựu trường sớm, nên không?

Câu chuyện học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, đã đến trường vào thời điểm này dẫn đến nhiều tranh luận về việc nên hay không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục