(HBĐT) -  Những bức bích họa đầy màu sắc, hình ảnh sinh động và có tính giáo dục cao đã thay thế cho màu sắc đơn điệu của những bức tường phòng học, cầu thang. Đây là những gì mà các trường học trên địa bàn tỉnh ta đã và đang thực hiện nhằm tạo cho học sinh môi trường học tập thân thiện.


Học sinh trường Tiểu học thị trấn Bo (Kim Bôi) thích thú bàn luận về những hình ảnh, nội dung trên bức tranh tường.

Chúng tôi có dịp đến thăm trường Tiểu học thị trấn Bo (Kim Bôi). Xanh – sạch – đẹp và hết sức thân thiện là những ấn tượng ban đầu của chúng tôi khi đứng giữa sân trường rợp bóng cây xanh, dãy phòng học xây kiên cố, khang trang và đặc biệt là một góc khuôn viên sân trường sinh động bởi những bức bích họa màu sắc tươi sáng. Trò chuyện với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Ngân, giáo viên trường Tiểu học thị trấn Bo phấn khởi cho biết: Nội dung các bức tranh tường tại đây là những câu chuyện cổ tích và những vấn đề quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… Hình vẽ tranh tường là một phương pháp giáo dục bằng hình ảnh, trực quan sinh động giúp trẻ được thả mình vào không gian tuổi thơ đầy màu sắc, kích thích trí tưởng tượng. Vì thế, học sinh đặc biệt yêu thích và hứng thú với các bức tranh tường. Ngoài việc làm đẹp, bức tranh về phong cảnh thiên nhiên, các trò chơi dân gian, những nhân vật cổ tích là cách tốt nhất để truyền tải nội dung giáo dục về đạo đức, lối sống đến học sinh một cách hiệu quả. Lúc trước, tường phòng học, tường bao rất mau bẩn, nhưng từ khi có tranh vẽ, học sinh có ý thức hơn khi chơi đùa để không làm hỏng bức tranh của trường, của lớp mình. Những thay đổi nhỏ như thế dần dần sẽ giúp các em có ý thức tốt hơn về việc bảo vệ cảnh quan trường, lớp của mình thật sạch đẹp.

       Là một họa sỹ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc vẽ tranh tường cho các trường học, họa sỹ Nguyễn Việt Dũng (TP Hòa Bình) chia sẻ: Các bức tranh tường thường có diện tích thể hiện bức tranh khá rộng và dài. Cái khó nhất của bức tranh trên tường tại các trường học là làm sao nổi bật ý tưởng, chủ đề nhưng cũng phải hài hòa và phù hợp với khung cảnh, tâm lý của học sinh. Một khi đã kết hợp được các yếu tố đó, quá trình thực hiện cơ bản thuận lợi.

       Vẽ tranh trên tường không còn xa lạ đối với các trường học, nhất là tại các trường mầm non, tiểu học. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT, thì gần 100% các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đều có tranh tường với quy mô tranh, vị trí, diện tích khác nhau. Từ những bức tường trắng, giản đơn dưới bàn tay sáng tạo của các họa sỹ đã tạo ra những không gian vô cùng sống động. Tranh tường được vẽ trong lớp học, khu vực cầu thang, trên tường bao… với những màu sắc tươi sáng, bắt mắt. Từ khoảng 3 năm trở lại đây, thực hiện chủ đề năm học "Trường lớp an toàn, sáng tạo, hiệu quả”, phong trào vẽ tranh tường trong các nhà trường được nhân rộng, sôi nổi. Mục tiêu đề ra là các thầy cô muốn tạo ra không gian an toàn, thân thiện, hấp dẫn với học sinh nên cần có sự thay đổi trong tôn tạo không gian trường lớp. Tranh tường đã thực sự tạo nên sự tươi mới, thân thiện, hấp dẫn cho không gian trường lớp và được học sinh, phụ huynh đón nhận nồng nhiệt. 

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT cho biết: Trong năm học 2019 – 2020, ngành GD&ĐT sẽ tổ chức cuộc thi "Xây dựng không gian trường lớp an toàn, sáng tạo, hiệu quả” mà tranh tường là một trong những nội dung quan trọng của cuộc thi. Hiện nay, Sở GD&ĐT khuyến khích các nhà trường tổ chức hoạt động tranh tường, xây dựng không gian thân thiện. Ngành đã có sự chỉ đạo, yêu cầu các nhà trường khi thực hiện việc vẽ tranh tường phải lựa chọn nội dung các bức tranh sao cho phù hợp, ý nghĩa, có tính giáo dục cao. Có như vậy, tranh tường trong các trường học mới phát huy hiệu quả trong việc tạo môi trường vui chơi lành mạnh, không gian thân thiện, vui vẻ chào đón các bé mỗi khi đến trường. Sau mỗi bức tranh đều gửi gắm những bài học để giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình, thầy cô, bạn bè.


Dương Liễu

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục