(HBĐT) - Gần 2.500 chiếc xe đạp, hàng trăm suất học bổng, góc học tập, hàng vạn tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập được trao tặng trẻ em hoàn cảnh khó khăn đang nâng bước, tiếp sức, giúp các em đến trường, có thêm niềm tin yêu cuộc sống là kết quả hết sức thiết thực, có ý nghĩa từ phong trào "Đồng hành cùng em đến trường” của LLVT tỉnh trong suốt những năm qua. Phong trào được Bộ Tư lệnh Quân khu ba ghi nhận, đánh giá cao.
Ban CHQS huyện Lạc Thủy trao tặng xe đạp cho học sinh hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: T.L
Cháu Phạm Bảo Chinh, học sinh lớp 3, sinh ra trong gia đình nghèo khó tại xóm Đồi Hoa, xã Lạc Long (nay là thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy), bố bị tai nạn lao động, được nhà trường cho làm bảo vệ ở trường, Nhà nước hỗ trợ nhà mái ấm tình thương. Năm học 2018, cháu Chinh được Ban CHQS huyện Lạc Thủy trao tặng chiếc xe đạp, giúp có điều kiện thuận lợi hơn để tới trường, thực hiện ước mơ học hành. Cháu Chinh xúc động: Đối với cháu, chiếc xe, đồ dùng học tập được trao tặng là tài sản lớn, luôn được trân trọng, giữ gìn. Từ món quà có ý nghĩa thiết thực này, giúp cháu hiện thực mơ ước theo đuổi con chữ của mình. Cháu cố gắng vươn lên đạt học sinh giỏi, để xứng đáng với niềm tin yêu của các chú bộ đội, nhà trường và gia đình.
Thượng tá Nguyễn Tuấn Anh, Chính trị viên, Ban CHQS huyện Lạc Thủy cho biết: Ban CHQS huyện Lạc Thủy là đơn vị được chọn làm điểm thực hiện mô hình "Đồng hành cùng em đến trường” - ý tưởng của Đại tá Bùi Văn Hùng, nguyên Chính ủy Bộ CHQS tỉnh. Mô hình được triển khai từ năm 2015 đến nay. Ban CHQS huyện đã phối hợp với Phòng GĐ&ĐT huyện, UBND các xã, thị trấn rà soát gia đình có hoàn cảnh khó khăn để triển khai giúp đỡ, từ đó vận động các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, tổ chức, cá nhân hảo tâm tham gia. Tính thiết thực của mô hình lan tỏa mạnh mẽ. Đến nay, Ban CHQS huyện đã phối hợp trao tặng 388 chiếc xe đạp, 24 góc học tập, 150 cặp sách; đỡ đầu 16 học sinh, mỗi cháu được hỗ trợ 2 triệu đồng/năm học…, tổng trị giá 629 triệu đồng.
Là địa phương còn nhiều khó khăn, phong trào "Đồng hành cùng em đến trường” do Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh phát động nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn, nâng bước những học sinh nghèo hiếu học đến trường cả về vật chất và tinh thần, vun đắp tương lai cho các em. Nhiều học sinh hoàn cảnh khó khăn được sự động viên, hỗ trợ kịp thời đã tiếp tục chắp cánh ước mơ tới trường. Mô hình ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong LLVT toàn tỉnh và toàn xã hội. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã vận động, quyên góp ủng hộ và trao tặng hàng trăm chiếc xe đạp cho học sinh hoàn cảnh khó khăn trên. Từ khi phát động (năm 2015) đến nay, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ CHQS tỉnh đã vận động, quyên góp 2.349 chiếc xe đạp, 1 xe lăn, 22 quạt điện, 83 bộ bàn ghế học tập, 640 cặp sách, 158 máy tính casio, 180 thẻ BHYT, 220 bộ đồng phục, hơn 200 suất học bổng, với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng tặng học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn…
Phong trào "Đồng hành cùng em đến trường” cùng với các phong trào xây dựng NTM, xóa đói giảm nghèo, xây dựng làng, bản văn hóa, quốc phòng… đang được LLVT tỉnh triển khai hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng, được cán bộ, Nhân dân các dân tộc ghi nhận, trân trọng. Qua đó, đã góp phần củng cố tình đoàn kết quân dân, tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền và LLVT, phát huy phẩm chất bộ độ Cụ Hồ, xây dựng mối đoàn kết quân với dân một ý chí, góp phần quan trọng hoàn thành toàn diện nhiệm vụ QP-QSĐP.
L.C
Chiều 30/6, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngành Giáo dục cũng xác định lại khung thời gian năm học do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Đề án 281/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2020; sơ kết 3 tháng thử nghiệm mô hình "công dân học tập”, "đơn vị học tập” (cấp huyện, tỉnh).
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 khá đặc biệt đối với ngành GD&ĐT, là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và bắt đầu từ lớp 1. Sẽ có rất nhiều thay đổi so với những năm học trước. Ngành GD&ĐT cũng như các nhà trường đã có sự chủ động chuẩn bị trong thời gian dài, đến thời điểm này, việc đón trẻ vào lớp 1 và triển khai chương trình GDPT 2018 tại các trường học đã sẵn sàng.
(HBĐT) - Ngày 25/6, Đảng bộ Sở GD&ĐT đã tổ chức Đại hội lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(HBĐT) - Ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020.