Chính phủ vừa ra Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, trong đó nhấn mạnh thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, "có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”.



Cô trò trong ngày khai giảng tại điểm trường Chè Lý A (Bảo Lâm, Cao Bằng) (Ảnh: DUY LINH)

Chính phủ vừa ra Nghị quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
Nghị quyết nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải nghiêm túc thực hiện. Việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế phải gắn với nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

Hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức do Chính phủ quản lý. Việc bố trí viên chức phải bảo đảm định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp, viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số. 

Tuy nhiên, các định mức này hiện nay chưa phân biệt giữa các vùng đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đều được ban hành trước khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW), nên đến nay không còn phù hợp với thực tiễn. 

Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông và y tế còn chậm. Do vậy, mặc dù Chính phủ đã bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh có mức tăng dân số cơ học cao và năm tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp giáo dục và y tế.

Thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, "có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”, trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao. Đồng thời, đơn vị phải tăng mức trích lập vào quỹ phúc lợi đủ để giải quyết chế độ, chính sách cho số hợp đồng lao động này khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế để kịp thời thay cho số giáo viên và viên chức y tế nghỉ thai sản và nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 2 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 2 buổi/ngày). 

Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức tuyển dụng để thay thế cho số giáo viên và viên chức y tế còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao. Không để kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức.

Đối với cấp học mầm non, tiểu học tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định.

Chính phủ giao Bộ GD-ĐT đề xuất giải pháp thực hiện xã hội hoá buổi học thứ hai trong ngày đối với cấp mầm non và tiểu học, trình Chính phủ trong Quý III năm 2020.

Theo NhanDan


Các tin khác


Từ ngày 1/7, học sinh mầm non 5 tuổi vùng khó khăn được miễn học phí

Theo Luật Giáo dục sửa đổi, học sinh mầm non 5 tuổi ở khu vực khó khăn sẽ được miễn học phí giống như học sinh bậc tiểu học.

Gặp mặt kỷ niệm 16 năm ngày Truyền thống Hội Cựu giáo chức Việt Nam

Ngày 1/7, tại huyện Đà Bắc, Hội Cựu giáo chức tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 16 năm Ngày truyền thống Hội Cựu giáo chức Việt Nam.

Xây dựng môi trường học, sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường

(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỉnh ta nằm trong top những tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh thấp nhất cả nước, với 3,25 điểm. Số lượng bài thi môn tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên chỉ có 51 bài, chiếm khoảng 6% tổng số bài thi. Các bài thi tập trung chủ yếu ở mức điểm dưới 5. Những con số này đã phần nào nói lên chất lượng công tác dạy và học tiếng Anh của ngành Giáo dục tỉnh còn nhiều hạn chế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp vấn đề ''''nóng'''' trước thềm năm học mới

Chiều 30/6, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngành Giáo dục cũng xác định lại khung thời gian năm học do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Sơ kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập 6 tháng đầu năm 2020

(HBĐT) - Ngày 30/6, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Đề án 281/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ 6 tháng đầu năm 2020; sơ kết 3 tháng thử nghiệm mô hình "công dân học tập”, "đơn vị học tập” (cấp huyện, tỉnh).

Sách giáo khoa lớp 1 mới lồng ghép tối đa vấn đề bình đẳng giới

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ tại buổi tập huấn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục