(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật trong Nghị quyết số 102/NQ-CP, ngày 3/7/2020 về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế do Chính phủ ban hành.
Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được ký hợp đồng, nhưng không để kéo dài hợp đồng lao động (HĐLĐ) làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế.
Ngoài ra, để thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, "có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”, trong khi chưa kịp sửa đổi quy định liên quan thì các bộ, ngành cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Các đơn vị có thẩm quyền tự đảm bảo phần chi thường xuyên để ký HĐLĐ đối với giáo viên và viên chức y tế, đồng thời, tăng mức trích lập quỹ phúc lợi để giải quyết chế độ cho số hợp đồng này khi chấm dứt HĐLĐ.
- Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức tuyển dụng để thay thế cho số giáo viên và viên chức y tế còn thiếu.
- Đối với cấp mầm non, tiểu học thuộc vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định.
Đ.H (TH)
(HBĐT) - Ngày 10/7, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam phối hợp tổ chức lễ bàn giao công trình sân trường mầm non Hoa Phượng và sân thể dục trường TH&THCS Dân Hòa, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Chiều 9/7, tại trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I tổ chức lễ tốt nghiệp, trao bằng tốt nghiệp cho học viên lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung tỉnh khóa học 2018 - 2020. Dự buổi lễ có đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; PGS.TS Hoàng Văn Hoan, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.
(HBĐT) - Luật Giáo dục năm 2019 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019. Luật gồm 9 chương, 115 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới cơ bản của luật.
(HBĐT) - Chất lượng, hiệu quả giáo dục phổ thông (GDPT) còn thấp so với yêu cầu, mặt bằng về kiến thức; kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình GDPT còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, tính ứng dụng thấp. Một số cán bộ, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thực sự trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thậm chí còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp…
(HBĐT) - Mục tiêu đặt ra đến năm 2021, 100% các trường cao đẳng, trung cấp (CĐ, TC) trên địa bàn tỉnh có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên (HS, SV) khởi nghiệp, thúc đẩy việc thành lập trung tâm hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp; 100% HS, SV các trường CĐ, TC, THPT và các Trung tâm GDNN - GDTX được tiếp cận, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; ít nhất 30% trường THPT kết nối được với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa học sinh đến trải nghiệm thực tế về hướng nghiệp - khởi nghiệp, được truyền cảm hứng từ doanh nhân địa phương. Đó là một số mục tiêu đặt ra trong công tác hỗ trợ HS, SV khởi nghiệp đã, đang được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện.
Chính phủ vừa ra Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, trong đó nhấn mạnh thực hiện chủ trương "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, "có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”.