Xuất phát từ thực tế trẻ em vùng nông thôn thường khó tiếp cận với những cuốn sách hay, bổ ích, anh Nguyễn Văn Pháp, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã tự bỏ tiền ra xây dựng "Thư viện xóm đảo” với hàng ngàn đầu sách để giúp học sinh quê mình làm quen với văn hóa đọc, góp phần mở mang tri thức.


Các em học sinh thường lui tới thư viện để chọn đọc những cuốn sách mình thích.

Thư viện này được thành lập cách đây 3 năm. Anh Pháp dành khá nhiều thời gian cho việc sưu tầm những cuốn sách hay, giá trị, làm phong phú thêm "kho tàng” kiến thức. Đến nay, đã có hơn 14.000 đầu sách với đa lĩnh vực được anh Pháp bỏ tiền ra mua về. Các bạn trẻ khi đến với thư viện này sẽ được đọc sách miễn phí.

Em Phan Thị Bích Châu chia sẻ: Ở quê em hiếm có thư viện nào đồ sộ như thế. Nhờ anh Pháp xây dựng thư viện, các em có thêm địa chỉ quen thuộc để tới thường xuyên. Ở đây có rất nhiều cuốn sách hay gợi mở sự liên tưởng, tăng thêm sự hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan và cách ứng xử.

Anh Nguyễn Văn Pháp với thư viện sách do mình sáng lập.

Ngoài việc đầu tư sách, anh Pháp còn đầu tư thêm một dàn máy tính hiện đại, hướng dẫn các em tiếp cận với công nghệ thông tin, tìm kiếm thêm nhiều điều bổ ích trên mạng để phục vụ việc học tập. Ngoài ra, khi rảnh rỗi, anh thường tổ chức các buổi học với nhiều chủ đề khác nhau, các buổi vui chơi, dã ngoại…, qua đó, giúp các em thư giãn và  lĩnh hội kiến thức nhanh hơn.


Em Võ Ngọc Quyên bộc bạch: Đến đây, em có cảm giác mọi người như thành viên trong một gia đình, có sự đồng cảm, sẻ chia, trao đổi để cùng nhau tiến bộ. Anh Pháp thật sự đem lại năng lượng sống tích cực, "chắp cánh” cho chúng em bay xa trên con đường học vấn. 


Thư viện còn có cả hệ thống máy tính để các em học sinh làm quen với công nghệ.

Anh Nguyễn Văn Pháp bày tỏ, anh sinh ra và lớn lên ở làng quê này. Chính nỗi cơ cực, vất vả của người dân nông thôn cộng với sự nhọc nhằn, thiếu thốn của các thế hệ học sinh đã thôi thúc anh làm một việc gì đó thật ý nghĩa cho quê hương mình. Theo đó, việc mở thư viện sách là điều đầu tiên anh nghĩ đến, bởi sách có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Anh hi vọng thư viện sẽ giúp rút ngắn dần khoảng cách về mặt bằng kiến thức chung giữa học sinh nông thôn với thành thị, khơi dậy văn hóa đọc trong cộng đồng.

Do thường xuyên công tác xa nhà nên anh Pháp đã giao lại việc quản lý thư viện cho các bạn trẻ trong thôn, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về việc gìn giữ, bảo vệ tài sản chung. Dần dà, "Thư viện xóm đảo” được biết đến nhiều hơn, số lượng người đến với nó cũng ngày một đông hơn trước, tạo sự lan tỏa sâu rộng.

    
 Theo TTXVN

Các tin khác


Mô hình thư viện thân thiện - nâng cao văn hóa đọc cho học sinh

(HBĐT) - Với mục tiêu giúp học sinh có thể thư giãn thoải mái sau những giờ học căng thẳng, xây dựng kỹ năng đọc, từ đầu năm học 2019-2020, trường TH&THCS Kim Tiến (Kim Bôi) đã xây dựng thành công mô hình "Thư viện thân thiện” theo hình thức xã hội hóa. Nổi bật năm học vừa qua, nhà trường tổ chức thành công Ngày hội đọc sách gia đình, nhận được những phản hồi tích cực từ phụ huynh, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ khai giảng năm học 2020 - 2021

(HBĐT) - Ngày 15/10, trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021. 

Huyện Đà Bắc:  Nâng chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021, trên địa bàn huyện Đà Bắc có 21 trường trực thuộc Phòng GD&ĐT với hơn 5.000 học sinh, trong đó, học sinh là người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm khoảng gần 90%. Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng giáo dục, các trường học học trên địa bàn huyện đã tích cực thực hiện việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh.

Lan tỏa mô hình “Đồng hành cùng trẻ em đến trường”

(HBĐT) - Kể từ khi phát động phong trào "Đồng hành cùng em đến trường”, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đã nhận đỡ đầu gần 200 học sinh với mức trợ giúp từ 300.000 đồng/tháng trở lên, trao tặng trên 3.000 chiếc xe đạp, hàng trăm chiếc quạt điện, góc học tập và nhiều đồ dùng học tập khác như máy tính, cặp sách… đang tiếp sức, giúp các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tặng có điều kiện tới trường.

230 ĐVTN, học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tìm hiểu pháp luật về nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

(HBĐT) - Tối ngày 9/10, Ban Dân tộc phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, thu hút sự tham gia của 230 ĐVTN, học sinh khối lớp 11. Đây là một trong những hoạt động triển khai tuyên truyền về Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giai đoạn 2015-2020".

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Đoàn- Đội trường học năm 2020- 2021

(HBĐT) - Ngày 9/10, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Đội trường học năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020-2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục