(HBĐT) - Kể từ khi phát động phong trào "Đồng hành cùng em đến trường”, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đã nhận đỡ đầu gần 200 học sinh với mức trợ giúp từ 300.000 đồng/tháng trở lên, trao tặng trên 3.000 chiếc xe đạp, hàng trăm chiếc quạt điện, góc học tập và nhiều đồ dùng học tập khác như máy tính, cặp sách… đang tiếp sức, giúp các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tặng có điều kiện tới trường.
LLVT tỉnh và cấp ủy chính quyền huyện Lạc Thủy trao tăng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó năm học 2020-2021.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Thủy, Chương trình "Đồng hành cùng các em đến trường” là một trong 6 mô hình, việc làm của LLVT huyện trong việc cụ thể hóa Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 87 của Thường vụ Quân ủy T.Ư về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đây cũng là mô hình "Dân vận khéo” tiêu biểu của tỉnh và huyện. Mô hình "Đồng hành cùng trẻ em đến trường” được triển khai từ năm 2015 đến nay và lan tỏa ngày càng sâu rộng. Năm học 2020 - 2021, Ban CHQS huyện đã tổng hợp được 220 chiếc xe đạp và một số đồ dùng học tập trao tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá gần 300 triệu đồng. Trong đó, LLVT huyện và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tặng 73 xe; MTTQ, tổ chức đảng, đoàn thể, phòng, ban của huyện tặng 13 xe; các doanh nghiệp, hội, Câu lạc bộ tặng 75 xe và 6 cá nhân tặng 59 xe. Những chiếc xe đạp, phần quà được trao tặng dịp đầu năm học đã giúp các học sinh có thêm động lực khắc phục khó khăn, cố gắng vươn lên trong học tập, góp phần gắn kết tình quân – dân bền chặt, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình.
Mô hình "Đồng hành cùng các em đến trường” do Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh phát động với cách làm là cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh tổ chức phát động quyên góp ủng hộ thông qua các kỳ lĩnh lương, phụ cấp, các đợt huấn luyện của dân quân tự vệ, dự bị động viên… số tiền quyên góp được sẽ được mua xe đạp, bàn ghế, đồ dùng học tập tặng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ các em có thêm điều kiện để đến trường. Đại tá Quách Đăng Phú, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh cho biết: Năm học 2020 -2021, do làm tốt công tác tuyên truyền ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc làm này, nên phong trào đã và đang tiếp tục lan tỏa trong xã hội. Các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị LLVT tỉnh đã quyên góp và mua được gần 600 xe đạp, mỗi chiếc trị giá từ 1,2 - 1,8 triệu đồng, cùng nhiều đồ dùng học tập tặng các học sinh.
Trong 5 năm qua, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đã nhận đỡ đầu gần 200 học sinh với mức trợ giúp từ 300.000 đồng/tháng trở lên, trao tặng trên 3.000 chiếc xe đạp, hàng trăm chiếc quạt điện, góc học tập và nhiều đồ dùng học tập khác như: máy tính, cặp sách… tặng các học sinh nghèo hiếu học. Bên cạnh phong trào "Đồng hành cùng các em đến trường”, LLVT tỉnh đã duy trì có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng làng bản văn hóa, quốc phòng… có sức lan tỏa sâu rộng, được cán bộ, Nhân dân các dân tộc ghi nhận và trân trọng.
L.C
(HBĐT) - Tủ đồ chơi ở các góc lớp không chỉ có ít đồ chơi bằng nhựa xanh, đỏ đơn điệu, mà thay vào đó là rất nhiều mô hình bàn, ghế, giường, tủ, ti vi, ấm, chén, ca, cốc, làn... thậm chí là cả gùi, nỏ, cốp đồ xôi, dao, xẻng, liềm, cuốc, cày, bừa... rất xinh xắn, sinh động và bắt mắt. Đặc biệt hơn khi tất cả đồ chơi này đều được cô trò, học sinh, phụ huynh nhà trường chung tay làm từ giấy vụn, giấy báo cũ, bìa cát tông. Năm học 2019 - 2020, trường mầm non Xuân Phong, xã Hợp Phong (Cao Phong) đã tiết kiệm được trên 60 triệu đồng kinh phí mua đồ chơi cho học sinh.
(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021, cơ sở vật chất trường PT DTNT THPT tỉnh có nhiều đổi thay, khu vực bếp ăn được sửa chữa, nâng cấp khang trang, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nhà đa năng hoàn thành việc sửa chữa, đưa vào sử dụng hiệu quả; sân vận động được nâng cấp đáp ứng tốt hoạt động TD-TT, cũng như hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Những năm qua, chính quyền các cấp đã giành sự ưu tiên, đầu tư nguồn lực, huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư cho cơ sở vật chất ngành Giáo dục (GD).
Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường, giáo viên cần giúp học sinh lớp 1 hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học, không giao thêm bài tập về nhà cho học sinh, cũng như yêu cầu cần tổ chức kế hoạch giáo dục sao cho không gây quá tải với học sinh.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo "lọc ảo" lần cuối, các trường đại học đã công bố điểm chuẩn. Dưới đây là điểm chuẩn của các trường đại học: Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Giao thông Vận tải, Xây dựng Hà Nội.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sáp nhập mạng lưới trường, lớp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đến nay, toàn huyện Tân Lạc đã giảm được 24 trường so với năm 2015. Đội ngũ nhà giáo được nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm với gần 20% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; đội ngũ nhà giáo là đảng viên chiếm 60%; trên 73% cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (29 - 30/9), tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Lạc Thủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật của Đảng cho gần 80 đồng chí Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Ủy viên UBKT các Đảng ủy trực thuộc Huyện ủy.