(HBĐT) - "Đúng là chương trình Tiếng Việt lớp 1 năm học 2020 - 2021 có một số bài nội dung kiến thức dài, cụ thể là bài Tập đọc dài. Trong vở Tập viết một số bài có nhiều yêu cầu. Điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực nhiều hơn trong hoạt động dạy và học”.
Giáo viên cốt cán của tỉnh trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1, trường TH&THCS Văn Nghĩa (Lạc Sơn).
Đó là nhận định của cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu, tổ trưởng chuyên môn khối lớp 1, trường tiểu học thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) và cũng là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 1.
Nhận định của cô Thu cũng là nhận định chung của nhiều giáo viên lớp 1 hiện nay trên địa bàn tỉnh về chương trình Tiếng Việt lớp 1, áp dụng từ năm học 2020 - 2021. Qua tìm hiểu được biết, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới có một số khác biệt so với chương trình cũ. Những thay đổi đó là do chương trình GDPT mới hướng đến yêu cầu học sinh lớp 1 phải có kỹ năng đọc, viết tốt hơn để tự học và học các môn khác.
Nếu như chương trình lớp 1 trước đây phần "Luyện nói” chỉ là 1 - 2 câu ngắn, đơn giản thì chương trình GDPT mới đã nâng yêu cầu "Luyện nói” lên thành "Tập đọc”. Tùy theo từng bộ sách mà bài "Tập đọc” sẽ có từ 3 - 7 câu, dài hơn rất nhiều so với chương trình cũ khiến giáo viên gặp nhiều áp lực để giúp học sinh có thể đọc tốt hết bài. Ngoài ra, trước đây, trong một bài học thường chỉ học từ 1 - 2 âm hoặc vần, nhưng chương trình GDPT mới có một số bài yêu cầu học sinh học từ 2 - 3 âm, vần mới cũng sẽ khiến cho giáo viên, học sinh vất vả.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Diễm, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT) cho biết: Chúng tôi xác định việc triển khai chương trình GDPT mới chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, ngay từ tuần 2 tháng 9, Sở GD&ĐT đã thành lập tổ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Đến nay, tổ đã đi được 5 huyện, tại mỗi huyện, tổ tập trung hỗ trợ cho khoảng 4 - 6 trường vùng khó khăn, với các hoạt động: dự giờ 100% giáo viên lớp 1 ở các trường, sau đó trực tiếp đứng lớp giảng dạy; tư vấn, hướng dẫn, tháo gỡ cho giáo viên nhà trường những khó khăn, vướng mắc. Tổ có 1 buổi làm việc với toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn về việc triển khai chương trình GDPT mới. Chương trình kéo dài đến tháng 12, thực hiện tại tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Thông qua hoạt động hỗ trợ chuyên môn như vậy giúp giải quyết nhiều vướng mắc của giáo viên về chương trình GDPT mới.
Cụ thể, với những khó khăn giáo viên, học sinh đang gặp phải đối với bộ môn Tiếng Việt, đồng chí Trưởng phòng Giáo dục tiểu học trao đổi: Chúng tôi đã lưu ý giáo viên thực hiện việc giảng dạy theo phương pháp "dạy học theo năng lực”. Tùy theo nhận thức của từng em mà đặt ra yêu cầu khác nhau; không thể đặt ra yêu cầu và giao bài đồng loạt, nhất là với những bài dài. Điều này yêu cầu giáo viên phải sát sao với hoạt động giảng dạy, nắm được năng lực của từng học sinh trong lớp. Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng là giáo viên phải chủ động, mạnh dạn lựa chọn ngữ liệu phù hợp trong từng bài học để thiết kế, tổ chức các hoạt động phù hợp. Lưu ý là bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình theo học kỳ, theo năm học để có phân phối bài giảng phù hợp; tránh việc áp dụng phân phối chương trình một cách máy móc.
Ngoài ra, trước đây, đối với lớp 1 thì 1 tuần có 10 tiết Tiếng Việt, theo chương trình mới sẽ có 12 tiết, nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu là chỉ có 5 bài, mỗi bài 2 tiết. Như vậy, mỗi tuần giáo viên sẽ có thêm 2 tiết để tùy theo năng lực của học sinh trong lớp có thể tổ chức cho học sinh luyện đọc, hoặc luyện viết. Một vấn đề nữa cũng đặt ra hiện nay là vai trò của phụ huynh trong việc học của con. Về vấn đề này, đồng chí Trưởng phòng Giáo dục tiểu học chia sẻ: Phụ huynh cần hỗ trợ con trong việc học, học cùng con là điều rất quan trọng. Các bậc cha mẹ hãy chia sẻ, động viên con với những khó khăn, vướng mắc gặp phải. Kịp thời phản ánh đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy những vấn đề của con em mình để cùng tháo gỡ.
Dương Liễu
Sau 10 năm thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT), tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011). Trong đó, 99,9% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN.
Các nhà giáo của Thủ đô đã quyên góp, hỗ trợ cho cô giáo Nguyễn Thị Thoa, là vợ của đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, người hy sinh khi tham gia cứu hộ ở nhà máy Thủy điện Rào Trăng, và đồng bào miền trung bị tàn phá nặng nề bởi thiên tai, lũ lụt.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh phối hợp Trường Bồi bưỡng cán bộ tài chính (Bộ Tài chính) vừa tổ chức bế giảng lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính hệ không tập trung và trao bằng tốt nghiệp cho 52 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo.
(HBĐT) - Hộ gia đình hiến đất, người dân quyên góp tiền, thanh niên, phụ nữ đóng góp ngày công lao động cho việc xây dựng trường, sân trường, lớp học, công trình vệ sinh; lực lượng công an, quân đội mua sắm đồ dùng học tập, hỗ trợ, giúp đỗ học sinh nghèo vượt khó... Những năm qua, huyện Tân Lạc đã thực hiện khá hiệu quả việc huy động các nguồn lực để cùng chung tay chăm lo, xây dựng, tu sửa, làm thay đổi đáng kể cảnh quan các trường học. Điều kiện dạy và học của các trường, chất lượng giáo dục trong toàn huyện ngày càng được nâng lên.
(HBĐT) - Với mục tiêu giúp học sinh có thể thư giãn thoải mái sau những giờ học căng thẳng, xây dựng kỹ năng đọc, từ đầu năm học 2019-2020, trường TH&THCS Kim Tiến (Kim Bôi) đã xây dựng thành công mô hình "Thư viện thân thiện” theo hình thức xã hội hóa. Nổi bật năm học vừa qua, nhà trường tổ chức thành công Ngày hội đọc sách gia đình, nhận được những phản hồi tích cực từ phụ huynh, tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng.
(HBĐT) - Ngày 15/10, trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ tổ chức lễ khai giảng năm học 2020 - 2021.