(HBĐT) - Những năm gần đây, đào tạo nghề phi nông nghiệp đã và đang trở thành một hướng đi mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. Tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình, đào tạo nghề phi nông nghiệp luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng với đa dạng nghề đào tạo, phù hợp nhu cầu thực tế của người lao động và thị trường. 


Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trường Cao đẳng KT - KT Hòa Bình tăng cường công tác tư vấn tuyển sinh đào tạo nghề. 


Hiện nay, cơ cấu đào tạo nghề tại trường gồm 5 nhóm nghề chính. Nhóm nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ và các nghề phi nông nghiệp khác, với tổng số 53 lớp, hơn 1.200 học viên. Theo đồng chí Võ Hoài Giáp, Trưởng phòng Đào tạo công tác học sinh, sinh viên nhà trường, trong những năm gần đây, bên cạnh các nghề nông nghiệp, nhà trường đẩy mạnh đào tạo các nghề phi nông nghiệp. Đây là một đòi hỏi tất yếu, bởi trong xu hướng hiện nay, đất nông nghiệp đang dần thu hẹp, lao động nông nhàn khá đông. Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã phối hợp các Hội, đoàn thể cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tiến hành khảo sát, nắm bắt nhu cầu và đã hình thành đào tạo một số nghề mới như: chế biến món ăn, pha chế đồ uống, nghiệp vụ lễ tân, kế toán HTX, máy tính văn phòng, chế biến sản phẩm từ cây nông nghiệp, giúp việc gia đình.

Với những nghề phụ nông nghiệp mới đưa vào giảng dạy, nhà trường phối hợp và liên kết đào tạo theo nhiều hình thức đào tạo, như vừa học vừa làm, mở lớp lưu động tại các địa phương. dạy tích hợp lý thuyết và thực hành. Mặc dù còn khó khăn, nhưng nhà trường đã lồng ghép các chương trình, dự án về đào tạo nghề để hỗ trợ 100% kinh phí học tập cho học viên. Mỗi học viên tham gia học nghề được hỗ trợ 30 nghìn đồng/ ngày; hỗ trợ kinh phí đi lại cho giáo viên 50 nghìn đồng/ngày. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường đã liên kết với các doanh nghiệp, trang trại, dịch vụ để tạo hiện trường đào tạo, hình thành các cơ sở thực hành, thực tập tại địa phương. Việc giảng dạy áp dụng phương pháp học qua trải nghiệm, học tích hợp và phương pháp truyền nghề.

Nhờ hình thức liên kết đào tạo, công tác giải quyết việc làm sau đào tạo được thuận lợi hơn. Cũng theo đồng chí Võ Hoài Giáp, bằng việc gửi học viên đào tạo tại các trung tâm, cơ sở kinh doanh, nhiều học viên có thành tích tốt đã được nhận vào làm việc. Bên cạnh đó, các em không chỉ được học chuyên môn, mà còn trải nghiệp thực tế công tác quản lý, cũng như kỹ năng ứng xử, giao dịch. Vì vậy, sau khi tích lũy được kinh nghiệm qua quá trình học tập, trải nghiệm, nhiều học viên đã mạnh dạn mở cơ sở sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo. Ngoài ra, nhà trường liên kết với các doanh nghiệp như công ty Nhà sạch, doanh nghiệp may xuất khẩu và các công ty du lịch, để tạo việc làm cho học viên các nghề về giúp việc gia đình, may công nghiệp, nghiệp vụ lễ tân, du lịch, nấu ăn.

Với sự đổi mới hoạt động dạy nghề, hướng mạnh vào các ngành nghề phi nông nghiệp nhằm tăng cơ hội việc làm cho người lao động, trong những năm qua, tỷ lệ học viên qua đào tạo có việc làm của nhà trường đạt khá cao. Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục hướng mạnh vào các nghề dịch vụ như bán hàng, du lịch cộng đồng, nghiệp vụ chế biến món ăn, pha chế và may công nghiệp...


P.L

 


Các tin khác


Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Nâng cao chất lượng các bài học STEM

Giáo dục STEM được triển khai từ năm 2006 tại một số địa phương, bước đầu đã giúp cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp, hình thức triển khai hiệu quả. Hiện nay, việc phát triển giáo dục STEM góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

UBND tỉnh làm việc về công tác giáo dục và đào tạo tại huyện Lạc Sơn

Ngày 8/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Tham gia đoàn có lãnh đạo các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục