(HBĐT) - Ngay sau khi chuyển sang giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình đã nhanh chóng chuyển đổi 13 ngành trình độ trung cấp,3 ngành trình độ cao đẳng từ giáo dục chuyên nghiệp sang giáo dục nghề nghiệp, xây dựng thêm 3 nghề trình độ trung cấp,3 nghề trình độ cao đẳng.

Học sinh nhà trường thực hành chế biến món Âu.

 

Đến thời điểm này, nhà trường đã được cấp phép đào tạo 23 nghề (17 nghề trình độ trung cấp,6 nghề trình độ cao đẳng). Nội dung đào tạo GDNN đã làm thay đổi tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo,khối lượng thực hành tăng từ 40 - 70%, lý thuyết giảm từ 60%còn 30%.

Chương trình thay đổi,phương pháp, phương thức đào tạo cũng thay đổi theo. Thực hiện chương trình GDNN, ngoài thời gian học lý thuyết, yêu cầu học sinh, sinh viên (HSSV) có 2 lần thực tập tại doanh nghiệp. Lần thứ nhất sau khi kết thúc các môn chuyên ngành đi thực tập từ 6-8 tuần; lần thứ 2 là thực tập tốt nghiệp khoảng 10 tuần. Mỗi ngành nghề nhà trường ký kết hợp đồng, hoặc thỏa thuận hợp tác với đơn vị, doanh nghiệp để HSSV, giáo viên được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) thực tế. Ngành nghề dịch vụ du lịch, nhà trường liên hệ, hợp tác với các nhà hàng, khách sạn, siêu thị trên địa bàn TP Hòa Bình và các huyện lân cận như: Công ty CPĐầu tư phát triển Anh Kỳ, Công ty CPTM Định Nhuận, khách sạn M.Colani (nhà khách Tỉnh ủy), Tập đoàn APEC Group…

Đồng chí Võ Hoài Giáp, Trưởng phòng Đào tạo - Công tác HSSV cho biết: Các ngành CNTT, kinh tế, kế toán, luật, hành chính văn phòng, HSSV được thực hành với mô hình ảo, bài tập lớn, đồ án trước khi đi thực tập tốt nghiệp tại cơ sở. Ngành nghề nông lâm nghiệp ngoài việc học trên lớp, HSSV được tham gia sản xuất trong các trang trại thực nghiệm của nhà trường. Thời gian thực tập tốt nghiệp cũng được nhà trường gửi đến các trang trại, doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Mỗi một khóa học, các em đều được thăm quan thực tế các mô hình SXKD hiệu quả, được chia sẻ thông tin, kết quả SXKD, để tự bản thân xây dựng ý tưởng cho sự nghiệp của mình. Không những tạo điều kiện cho HSSVcó việc làm sau khi tốt nghiệp, nhà trường còn liên kết với các trường đại học mở lớp liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, để người học có cơ hội nâng cao trình độ. Liên kết mở các lớp đại học văn bằng 2, đặt địa điểm các lớp cao học, tạo điều kiện cho cán bộ trong tỉnh tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, hoặc học chuyển đổi để phù hợp với vị trí công tác. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo được trên 12.000 lao động có trình độ trung cấp, trên 100 lao động có trình độ cao đẳng; liên kết đào tạo được hơn 2.500 lao động trình độ đại học và hơn 500 người trình độ thạc sĩ.

 

Đặng Quân

Các tin khác


Nhiều chuyển biến tích cực trong chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011-2020

(HBĐT) - Ngày 13/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam, chương trình phát triển thanh niên tỉnh, giai đoạn 2011-2020 và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-CP, ngày 11/9/2009 của Chính phủ. Dự hội nghị có đồng chí  Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Vụ Công tác thanh niên (Bộ Nội vụ).

Huyện Tân Lạc: Tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019-2020

(HBĐT) - Hội đồng Đội huyện Tân Lạc phối hợp Phòng GD&ĐT huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019 - 2020, triển khai nhiệm vụ công tác trọng tâm năm học 2020 - 2021.

Xung quanh thông tin về việc lạm thu tại trường TH&THCS Xuất Hóa

(HBĐT) - Ngày 11 - 12/11/2020, trên một số trang facebook đăng tải thông tin về việc lạm thu tại trường TH&THCS Xuất Hóa (Lạc Sơn), thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, phụ huynh trên địa bàn. Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Hòa Bình đã tìm hiểu thực tế tại trường TH&THCS Xuất Hóa.

Huyện Yên Thủy: Quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

(HBĐT) - Cuối tháng 10, chúng tôi có mặt tại trường mầm non Đoàn Kết (Yên Thủy) khi cô trò nhà trường đang tích cực chuẩn bị cho hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2020 - 2021. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành thi khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm và hiện là tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Hội thi được nhà trường tổ chức hàng năm nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua trong trường học. Thông qua hội thi, nhà trường khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự học và sáng tạo, cũng như tuyên dương, nhân rộng điển hình tiên tiến trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dạy trẻ của nhà trường. Đồng thời, căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá giáo viên đầu năm và hội thi để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên. Từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Huyện Lạc Thủy: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cơ sở cho 60 học viên

(HBĐT) - Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Thủy vừa tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cơ sở năm 2020 cho 60 học viên là các bí thư, phó bí thư thường trực đảng ủy, phó chủ tịch UBND, cán bộ văn phòng đảng ủy, cán bộ văn hóa các xã, thị trấn, các đồng chí báo cáo viên cấp cơ sở, cộng tác viên dư luận xã hội cấp huyện.

Thực phẩm sạch cho bếp ăn trường học

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có 51 trường tiểu học, TH&THCS tổ chức bếp ăn bán trú, 99,4% trẻ ở các trường mầm non ăn tại trường. Những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại các bếp ăn trường học được chú trọng. Bữa ăn của trẻ không chỉ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu mà còn đảm bảo ATTP, giúp các em phát triển một cách toàn diện. Một trong những nội dung phụ huynh đặc biệt quan tâm là nguồn gốc thực phẩm cho bữa ăn phải đảm bảo rõ ràng, thực sự sạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục