Việc dạy và học môn môn Tin học hiện đang được tiếp tục đẩy mạnh tại các trường tiểu học và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học Tin học tăng lên qua từng năm học.


Phòng Tin học của Trường tiểu học Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tin học ở các trường tiểu học hiện đang được các địa phương tích cực, chủ động triển khai theo Hướng dẫn về tổ chức dạy môn Tin học và hoạt động giáo dục Tin học cấp tiểu học của Bộ GD-ĐT từ năm học 2019-2020. Các địa phương cũng đang tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy môn Tin học tự chọn ở các trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày, đồng thời tăng số lượng trường, lớp, học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học theo chương trình hiện hành.

Trong năm học vừa qua, tỷ lệ học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5  được học Tin học đạt hơn 71,2%, tăng so với năm học trước đạt 60,7%. Các tỉnh có tỷ lệ học sinh học Tin học cao gồm: Hà Nội, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Long An, Đà Nẵng, Quảng Bình, Vĩnh Long, Nam Định…

Cùng với tổ chức tốt việc dạy học môn Tin học cho học sinh lớp 3, 4, 5 theo quy định trong chương trình, nhiều địa phương đã có giải pháp tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục Tin học cho học sinh cấp tiểu học, nhằm giúp học sinh lớp 1, lớp 2 được làm quen với Tin học và đáp ứng sở thích, nhu cầu của các em, qua đó cũng phát hiện, bồi dưỡng năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính, nuôi dưỡng đam mê về khoa học, công nghệ cho các em từ bậc học này. Một số địa phương có tỷ lệ cao học sinh lớp 1, lớp 2 được tham gia hoạt động giáo dục Tin học là: Thái Bình, đạt 64,68%; TP Hồ Chí Minh, đạt 47,85%; Đăk Nông, đạt 11,28%...

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học 2022-2023, môn Tin học và Công nghệ sẽ là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/lớp/năm học. Bộ GD-ĐT cho biết, các địa phương đã tích cực xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo lộ trình, từng bước bảo đảm số phòng học máy tính phù hợp với quy mô nhà trường và trong thời gian tới sẽ tiến hành dự báo, xây dựng và thực hiện kế hoạch để học sinh ở tất cả các điểm trường đề được học môn Tin học.

Bên cạnh đó, các địa phương, nhà trường cũng cần có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đue về số lượng, bảo đảm về chất lượng, được tập huấn, bồi dưỡng và từng bước được chuẩn hoá.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục