(HBĐT) - Nhìn lại 4 năm triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức trường học trên địa bàn huyện, đồng chí Bùi Văn Danh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Bên cạnh những thuận lợi, việc sáp nhập trường học trên địa bàn huyện gặp một số khó khăn như: Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động chuyên môn dạy và học cho cấp tiểu học và cấp THCS nhiều bất cập. Một số trường sáp nhập, điểm trường tiểu học và điểm trường THCS không liền kề, cách xa nhau, khó quản lý, điều hành các hoạt động chung. Cơ sở vật chất sau khi sáp nhập không còn phù hợp như: Văn phòng hội đồng trường quá nhỏ không tổ chức họp chung được, diện tích sân trường chỉ đủ cho 1 cấp học, trong khi nhiều trường trên 1.000 học sinh khó tổ chức hoạt động chung... Cấp tiểu học và cấp THCS có tính chất chuyên môn khác nhau, hiệu trưởng chỉ được đào tạo chuyên môn một cấp học THCS nên việc quản lý, chỉ đạo chuyên môn khối tiểu học không sâu sát, chủ yếu giao cho phó hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học, dẫn đến hiệu quả công việc chưa đạt được như mong muốn. Đặc biệt, việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý dôi dư do sáp nhập trường gặp không ít khó khăn, gây tâm lý lo lắng đối với đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị trường trong đề án sáp nhập.           



Sau sắp xếp, trường TH&THCS Ngọc Sơn (Lạc Sơn) hoạt động ổn định, hiệu quả.

 Trước những khó khăn này, Phòng GD&ĐT huyện đã chủ động, tích cực tìm giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả công tác sáp nhập trường và bố trí, sắp xếp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục một cách hợp tình, hợp lý. Phòng đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo một cách đồng bộ về công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy; làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương sáp nhập trường đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận từ huyện đến cơ sở. Thực hiện đề án sắp xếp, tổ chức các trường học của tỉnh trên địa bàn huyện, Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu xây dựng lộ trình tổ chức việc sáp nhập từng năm học một cách hợp lý, chắc chắn và triệt để; phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sáp nhập trường theo quyết định của UBND tỉnh để bàn bạc, thống nhất kế hoạch, giải pháp thực hiện sáp nhập trường có hiệu quả. Đồng thời hướng dẫn, giao các trường THCS chủ trì, phối hợp trường tiểu học trên địa bàn tham mưu UBND xã xây dựng đề án sáp nhập trường theo quy định gửi về Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ thẩm định trước khi trình UBND huyện xem xét phê duyệt. Quan tâm sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý dôi dư do sáp nhập trường hợp tình, hợp lý, không gây bức xúc, tâm lý hoang mang.
Phòng GD&ĐT đã phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện theo định hướng, quan điểm sắp xếp mỗi đơn vị trường sáp nhập có ít nhất 3 cán bộ quản lý, trong đó có 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng (1 phó hiệu trưởng cấp THCS, 1 phó hiệu trưởng cấp tiểu học); riêng các trường TH&THCS có quy mô từ 25 lớp trở lên, nhiều chi điểm trường bố trí 4 cán bộ quản lý (thêm 1 phó hiệu trưởng cấp tiểu học). Ưu tiên sắp xếp hiệu trưởng các trường tiểu học xuống làm phó hiệu trưởng phụ trách chính cấp tiểu học trong các trường liên cấp TH&THCS; sắp xếp cán bộ quản lý là phó hiệu trưởng tiểu học dôi dư do sáp nhập sang làm cán bộ thường trực Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn theo nguyện vọng (trong 4 năm đã sắp xếp 7 vị trí). Đối với cán bộ quản lý từ 55 tuổi trở lên, vì lý do sức khỏe, năng lực chuyên môn hạn chế, Phòng GD&ĐT tuyên truyền, vận động đối tượng này nghỉ chế độ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ (trong 4 năm, toàn huyện tinh giản 11 cán bộ). Hiện, số giáo viên nghỉ theo Nghị định số 108 là 175 người.

Đồng thời, đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên sau khi sáp nhập trường, căn cứ khoảng cách từ nhà đến trường để điều động, luân chuyển hợp lý, tạo điều kiện để giáo viên yên tâm, cống hiến cho ngành. Phòng GD&ĐT giao quyền chủ động cho hiệu trưởng các nhà trường trao đổi, thống nhất với giáo viên môn đặc thù theo nguyện vọng, năng lực của mỗi người để bố trí, sắp xếp dạy ở cấp tiểu học hoặc cấp THCS nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Với những giải pháp trên, kết quả sau 4 năm tổ chức sáp nhập, đến năm học 2020-2021, cơ cấu trường, lớp trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã khá đồng bộ và ổn định. Toàn huyện đã giảm từ 89 trường năm học 2015-2016 còn 58 trường năm học 2019-2020 (giảm 31 trường), giảm được 31 vị trí hiệu trưởng làm phó hiệu trưởng, miễn nhiệm 25 phó hiệu trưởng làm giáo viên. Giảm chi ngân sách trên 250 triệu đồng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư do sáp nhập trường đã được quan tâm sắp xếp hợp tình, hợp lý. Các trường TH&THCS sáp nhập đi vào hoạt động có nề nếp, từng bước phát huy hiệu quả. Trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu UBND huyện dồn dịch các điểm trường có khoảng cách dưới 2 km so với điểm trường trung tâm, để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

Dương Liễu

Các tin khác


Xét nghiệm COVID-19 cho học sinh, sinh viên Hải Dương đang theo học ngoài tỉnh

Bắt đầu từ chiều 2/3, những học sinh, sinh viên người Hải Dương đang theo học ở các tỉnh, thành phố khác nếu có nhu cầu sẽ được ngành Y tế Hải Dương tạo điều kiện tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại trường.

Ghi nhận ngày đầu tiên học sinh trở lại trường

(HBĐT) - Kể từ 2 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên địa bàn ngoài cộng đồng ngày 30/1/2021 thì từ đó đến nay, tỉnh ta không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào mới. Toàn tỉnh đã có 1 tháng khá yên bình, công tác phòng, chống dịch được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Vậy nên ngày 1/3 là thời điểm an toàn và phù hợp để tỉnh lựa chọn đưa học sinh toàn tỉnh trở lại trường.

Dự kiến công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT vào tháng 3

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết các đơn vị chuyên môn của Bộ đang khẩn trương chuẩn bị bộ đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT, dự kiến công bố trong tháng 3.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid – 19, chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 25/2, đoàn công tác của Sở GD&ĐT đã kiểm tra các đơn vị, trường học sau Tết Tân Sửu 2021 và công tác phòng, chống dịch Covid-19, chuẩn bị cho học sinh đi học lại tại huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị, trường học trên địa bàn TP Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 24/2, đoàn công tác của Sở GD&ĐT đã kiểm tra công tình hình sau Tết Nguyên đán Tân Sửu và công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hòa Bình trước khi đón học sinh trở lại trường.

Sở GD&ĐT kiểm tra tình hình sau Tết Nguyên đán tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GD&ĐT đã có buổi làm việc với ngành Giáo dục huyện Đà Bắc kiểm tra tình hình sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục