(HBĐT) - Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Học sinh trên địa bàn tỉnh, trong đó có học sinh lớp 12 vừa nghỉ Tết Nguyên đán, vừa nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 hơn 1 tháng, kiến thức bị rơi rụng, nền nếp học tập có sự xáo trộn, chưa đi vào quy củ… là khó khăn lớn nhất đặt ra đối với các nhà trường trong việc ôn tập cho học sinh chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Thời gian không còn nhiều, các nhà trường đang khẩn trương tăng tốc công tác chuẩn bị, trọng tâm là ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 12.


Học sinh lớp 12, trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021.

Thời điểm này, cô trò trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) đang tập trung cao ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Cô giáo Phạm Ngọc Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 9 lớp 12 với gần 360 học sinh. Ngay sau khi học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết và nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường đã khẩn trương tổ chức song song việc dạy học các môn theo phân phối chương trình vào buổi sáng, đồng thời tổ chức ôn thi THPT cho học sinh lớp 12 vào buổi chiều. Có những khó khăn nhất định do học sinh nghỉ phòng, chống dịch bệnh và nghỉ Tết kéo dài. Hiện, chúng tôi chuẩn bị tổ chức các kỳ thi thử theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp trong công tác tổ chức ôn thi.

Hiện nay, các nhà trường đều tập trung chuẩn bị tổ chức cho học sinh lớp 12 thi thử THPT quốc gia. Việc thi thử nhằm giúp học sinh làm quen với kỳ thi, giúp các trường rà soát, đánh giá chất lượng học sinh khối 12, trên cơ sở phân tích kết quả thi thử để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng ôn thi, nâng cao kết quả Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021.

Đồng chí Đinh Thị Hường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Việc tổ chức ôn tập THPT quốc gia hiện tham khảo, sử dụng chuyên đề, đề minh họa do giáo viên cốt cán cấp tỉnh xây dựng. Kế hoạch ôn tập của các nhà trường được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh đối với từng môn học, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể, kịp thời. Sở GD&ĐT yêu cầu mỗi đơn vị, trường học tổ chức ít nhất 2 đợt thi thử THPT quốc gia. Việc tổ chức thi thử phải đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc, thực hiện đầy đủ các bước theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT; xây dựng ma trận đề thi, đề thi phù hợp, bám sát chương trình, đề minh họa. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường hướng dẫn, phổ biến kế hoạch, ý nghĩa của kỳ thi đến tất cả học sinh, để các em có ý thức tham gia đầy đủ, thực hiện nghiêm túc.

Việc tổ chức thi thử Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 được tổ chức tại tất cả các trường THPT, PT DTNT THCS&THPT. Thời gian thi thử từ ngày 29/3 - 15/5/2021. Các môn thi là: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh và tổ hợp môn thi theo nguyện vọng đăng ký dự thi của học sinh. Hình thức, mức độ phân hóa của đề thi thử tương đương đề thi THPT quốc gia các năm học trước của Bộ GD&ĐT đã công bố.

Đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết thêm: Trên cơ sở kết quả thi thử, các trường phân loại đối tượng, tổ chức ôn tập sát với từng nhóm đối tượng học sinh đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Ban giám hiệu các trường tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức ôn tập chuẩn bị tốt cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Rà soát đội ngũ giáo viên giảng dạy, ôn thi THPT quốc gia, đồng thời đề xuất với Sở GD&ĐT nếu cần có hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh trong công tác ôn thi. Sở GD&ĐT cũng yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng ôn thi, nâng cao kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Trên cơ sở kết quả thi thử để xét đỗ tốt nghiệp, các trường dự kiến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và so sánh với kết quả thi năm 2020; phân tích những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân chủ quan, khách quan; đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ôn thi THPT quốc gia năm 2021. Sau lần thi thử thứ 2, các đơn vị chỉ đạo giáo viên, tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh kế hoạch ôn tập phù hợp. Căn cứ kết quả thi thử của từng môn, từng học sinh, giáo viên đăng ký chỉ tiêu cụ thể về kết quả thi THPT quốc gia năm 2021 của từng lớp, từng nhóm đối tượng học sinh, đồng thời gắn trách nhiệm của giáo viên với kết quả thi THPT quốc gia của học sinh thuộc bộ môn mình giảng dạy.


Dương Liễu


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục