(HBĐT) - Trong khi học sinh các huyện, thành phố phấn khởi đến trường, chính thức bước vào năm học mới thì học sinh trên địa bàn huyện Lương Sơn phải ở nhà, áp dụng các hướng dẫn của thầy, cô để "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Đây là khởi đầu đặc biệt cho một năm học rất đặc biệt, bởi dự báo dịch Covid-19 sẽ dồn lên năm học 2021 - 2022 những áp lực rất khó lường nên tinh thần "vừa học vừa phòng, chống dịch” sẽ là tinh thần xuyên suốt năm học.


Bước vào năm học mới, trường mầm non Unicef (TP Hòa Bình) chú trọng hướng dẫn các kỹ năng tự phòng, chống dịch Covid-19 cho trẻ mầm non.

Năm học mới ở huyện Lương Sơn

"Do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND tỉnh nên ngày 5/9 vừa qua, các trường học trên địa bàn huyện không tổ chức khai giảng trực tiếp, các hoạt động đầu năm học mới cũng không thực hiện được” - đồng chí Nguyễn Hồng Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lương Sơn cho biết.

Dù vậy, công tác chuẩn bị năm học mới của các trường trên địa bàn huyện vẫn được tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao. Trong đó, các nhà trường quan tâm thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học, bếp ăn bán trú, các công trình phụ trợ, khuôn viên nhà trường... đảm bảo tốt các điều kiện về phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 để sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại. Phòng GD&ĐT huyện chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương với tinh thần đồng hành cùng ngành giáo dục thực hiện mục tiêu kép: Vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa thực hiện hiệu quả công tác PCD Covid-19.

Các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch dạy học ứng phó với tình hình dịch bệnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 phù hợp điều kiện từng trường. Cụ thể, trong trường hợp dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, học sinh tiếp tục phải tạm dừng đến trường thì các đơn vị, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp từng đối tượng, cấp học. Đối với học sinh tiểu học, các trường phân loại nhóm có đủ điều kiện học trực tuyến, nhóm không thể học trực tuyến, rà soát hạ tầng CNTT xây dựng phương án theo khả năng đáp ứng của học sinh, giáo viên.

Đối với cấp học mầm non, trên địa bàn huyện có 21 trường mầm non với 240 nhóm lớp, trên 5.800 học sinh. Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp sẽ không tổ chức dạy học trực tuyến đối với cấp mầm non. Thay vào đó, các trường tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà.

Nhiều kịch bản thích ứng với tình hình dịch Covid-19

Trên phạm vi toàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022. Theo đó, yêu cầu ngành GD&ĐT và các địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương.

Đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT trao đổi: Trong năm học 2021 - 2022, tình hình dịch Covid-19 phức tạp, khó lường là áp lực lớn nhất, đòi hỏi ngành GD&ĐT phải xây dựng nhiều kịch bản để thích ứng với tình hình mới. Đây sẽ là năm học gặp nhiều khó khăn, thử thách, vì vậy, chủ động, linh hoạt và thích ứng sẽ là những giải pháp xuyên suốt năm học. Đặc biệt, tình hình mới đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần phát huy cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tâm huyết để góp phần cùng toàn ngành phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ năm học với tinh thần "Chủ động - kỷ cương - an toàn - chất lượng”.

Với tinh thần vào cuộc chủ động, ngay sau lễ khai giảng năm học 2021 - 2022, ngày 6/9, Sở GD&ĐT đã có Công văn số 2260/SGD&ĐT-CNTT đề nghị Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, đơn vị trực thuộc, Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố báo cáo nhanh số liệu về điều kiện học tập trực tuyến của học sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Dự kiến, trong những thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội hoặc phong tỏa để PCD Covid-19, phương án học trực tuyến sẽ được triển khai mặc dù còn những hạn chế, bất cập và không đồng bộ. Theo đó, đối với học sinh có đủ điều kiện học trực tuyến, các trường tổ chức dạy học trực tuyến theo kế hoạch. Đối với học sinh không thể học trực tuyến, các trường thiết kế nội dung học dưới dạng phiếu học tập để phát cho học sinh hoặc gửi lên nhóm zalo, messenger… Sau đó hướng dẫn phụ huynh chụp và gửi sản phẩm, thu phiếu học tập của học sinh để giáo viên nhận xét, hỗ trợ kịp thời.

Cùng với các kịch bản dạy học trực tuyến, từ xa, ngành GD&ĐT xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt với quyết tâm hoàn thành chương trình giáo dục được thiết kế phù hợp với tình hình mới. Trước áp lực vừa học vừa PCD Covid-19, ngay sau khai giảng, các nhà trường đều nhanh chóng ổn định nền nếp để tận dụng "thời gian vàng” dạy học trực tiếp. Trên cơ sở kế hoạch khung của năm, các nhà trường tập trung vào chương trình lõi trong thời gian vàng học tập trực tiếp. Đây là phương pháp đã được quán triệt đến từng giáo viên, từ đó giúp giáo viên, nhà trường linh hoạt, sáng tạo hơn trong thực hiện các chương trình giáo dục trong năm học đặc biệt này - năm học thi đua dạy tốt, học tốt và chống dịch tốt.


Thu Trang


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục